Bên cạnh tiền lương theo thoả thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì phụ cấp lương cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy NSDLĐ có bắt buộc phải trả phụ cấp lương cho NLĐ không?
Mục lục bài viết
1. Người sử dụng lao động có bắt buộc phải trả phụ cấp lương cho người lao động không?
1.1. Phụ cấp lương là gì?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể trong bất kỳ văn bản pháp luật nào về khái niệm phụ cấp tiền lương. Tuy nhiên, tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định và nội dung chủ yếu của
– Mức lương theo chức danh hoặc công việc, kỳ hạn trả lương, hình thức trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
+ Hai bên sẽ thỏa thuận về mức phụ cấp lương như sau:
Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về tính chất phức tạp công việc, điều kiện lao động, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong
Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của NLĐ.
+ Mức lương theo chức danh hoặc theo công việc: ghi mức lương tính theo thời gian của chức danh hoặc công việc theo thang lương, bảng lương quy định tại Điều 93 của
+ Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của NLĐ, các khoản bổ sung này sẽ được trả thường xuyên hoặc không thường xuyên;
Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của
+ Hình thức trả lương do NLĐ và NSDLĐ xác định theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động;
+ Kỳ hạn trả lương do NLĐ và NSDLĐ xác định theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, có thể hiểu phụ cấp lương là khoản tiền dùng để bù đắp các tổn thất về tính chất phức tạp công việc, điều kiện lao động, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ điều kiện sinh hoạt.
1.2. Có bắt buộc phải trả phụ cấp lương cho người lao động không?
Nội dung của hợp đồng lao động được quy định cụ thể tại Điều 21
– Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động bao gồm những điều khoản sau:
+ Tên, địa chỉ của NLĐ và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía NSDLĐ;
+ Họ tên, giới tính, nơi cư trú, ngày tháng năm sinh, số thẻ CCCD/CMND/hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía NLĐ;
+ Công việc và địa điểm làm việc;
+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
+ Chế độ nâng bậc, nâng lương;
+ Thời hạn của hợp đồng lao động;
+ Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ;
+ Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề;
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
– Khi NLĐ làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật thì NSDLĐ có quyền thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
– Đối với NLĐ làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận thêm những nội dung về cách thức, phương thức giải quyết trong trường hợp quá trình thực hiện hợp đồng bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
– Nội dung của hợp đồng lao động đối với NLĐ được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước được Chính phủ quy định.
Theo nội dung này có thể thấy rằng phụ cấp lương là một trong những nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên. Tuy nhiên, không phải NLĐ nào cũng được trả các khoản phụ cấp lương mà phải căn cứ vào chức danh công việc cũng như điều kiện là việc của từng người. Đồng thời, khi chi trả phụ cấp lương cho NLĐ thì NSDLĐ phải cân nhắc, xem xét về các yếu tố để tính đầy đủ luôn trong mức lương được đưa ra trong thỏa thuận.
Như vậy, NSDLĐ không bắt buộc phải trả thêm phụ cấp lương cho tất cả NLĐ.
1.3. Mức phụ cấp lương là bao nhiêu?
Mức phụ cấp lương được quy định cụ thể tại điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH: phụ cấp lương sẽ được xác định căn cứ theo thỏa thuận của hai bên.
Theo đó, pháp luật không đặt ra mức phụ cấp lương cụ thể mà sẽ do NSDLĐ và NLĐ tự thỏa thuận với nhau.
2. Người lao động có thể nhận bao nhiêu loại phụ cấp lương?
Các loại phụ cấp lương mà NLĐ có thể được nhận được quy định cụ thể tại Điều 30 Thông tư
– Phụ cấp trách nhiệm;
– Phụ cấp chức vụ, chức danh;
– Phụ cấp thâm niên;
– Phụ cấp thu hút;
– Phụ cấp khu vực;
– Phụ cấp lưu động;
– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Các phụ cấp có tính chất tương tự.
Theo đó, pháp luật hiện nay chỉ có quy định mang tính liệt kê nêu trên mà không quy định cụ thể về số lượng của các loại phụ cấp. Việc có hay không trả phụ cấp lương, trả phụ cấp lương loại nào tùy thuộc vào thoả thuận giữa các bên trong quan hệ lao động.
3. Các khoản phụ cấp có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ được quy định tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH bao gồm:
– Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố về tính chất phức tạp của công việc, điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đủ.
– Mức lương là lương theo chức danh hoặc công việc.
– Các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Như vậy, các khoản phụ cấp xác định được mức tiền cụ thể và trả thường xuyên cho NLĐ sẽ được tính vào tiền lương để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con;
– Thông tư
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.