Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.
Mục lục bài viết
1. Quy định về vị trí, vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự:
XIII, Kỳ họp thứ 10 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 gồm 510 điều với 9 phần và 36 chương (so với Bộ luật TTHS năm 2003 gồm 346 điều với 8 phần và 37 chương), trong đó: bổ sung 176 điều mới, 317 điều được sửa đổi, 17 điều được giữ nguyên và bãi bỏ 26 điều. Các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung rất cơ bản, đồng bộ, có căn cứ khoa học trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. Cụ thể:
1) Thể chế hóa các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và
2) Nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; tuân thủ trình tự, thủ tục tố tụng, xác định đầy đủ quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật, hạn chế tối đa các quy định chung chung, không đầy đủ, chi tiết, phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành.
3) Tiếp tục kế thừa các quy định pháp luật còn phù hợp, đáp ứng thực tiễn tố tụng hình sự, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong các quy định của Bộ luật TTHS năm 2003.
4) Tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm của mô hình tố tụng thẩm vấn, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, tiếp thu có chọn lọc những mô hình tố tụng tranh tụng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.
5) Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự với các đạo luật khác; bao quát các định hướng lớn trong các dự án luật đang được soạn thảo; nội luật hóa các quy định của các điều ước quốc tế liên quan đến TTHS mà Việt Nam tham gia với tư cách thành viên.
Điều 22,
Như vậy, trong TTHS luật sư tham gia vào nhiều giai đoạn của vụ án trong nhiều giai đoạn khác nhau với tư cách người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Quy định của pháp luật về tư cách tham gia tố tụng hình sự của luật sư với các vai trò khác nhau là khác nhau. Mặc dù vậy, tham gia tố tụng với tư cách nào thì luật sư đều có những vai trò, ý nghĩa trong việc bảo đảm cho các hoạt động tố tụng được tiến hành khách quan, đúng pháp luật, hạn chế thấp nhất việc vi phạm quyền của người bị buộc tội.
Bộ luật TTHS năm 2015 đã quy định chi tiết tư cách tham gia tố tụng của luật sư, cụ thể tại các điều: Điều 72. Người bào chữa, Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Người bào chữa: Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Khi tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa, người bào chữa nói chung (trong đó có luật sư) có quyền:
+ Gặp, hỏi người bị buộc tội;
+ Có mặt khi lấy lời khai người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được quyền hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
+ Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và các hoạt động điều tra khác;
+ Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác;
+ Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
+ Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
+ Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
+ Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
+ Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
+ Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
+ Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa;
+ Tham gia hỏi, tranh luận tại tòa;
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
+ Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tinh thần hoặc thể chất theo quy định.
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký bào chữa, luật sư chính thức có tư cách người bào chữa, tham gia vào quá trình tố tụng ngay từ giai đoạn điều tra. Luật sư thực hiện các quyền của người bào chữa theo quy định của Bộ luật TTHS, tiến hành các công việc cần thiết để đảm bảo có lợi cho người được bào chữa.
Thông qua việc thực hiện các quyền của người bào chữa, tham gia vào các hoạt động điều tra, luật sư có thể phát hiện được những tình tiết mới của vụ án hoặc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, các tình tiết có ý nghĩa minh oan trong trường hợp nếu bị can vô tội.
Thứ hai, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố: Là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Khi tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, luật sư có quyền:
+ Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
+ Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; + Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
+ Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Thứ ba, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự: Là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Khi tham gia tố tụng với tư cách Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự luật sư có quyền:
+ Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
+ Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
+ Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
+ Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
+ Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xét biên bản phiên tòa;
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
+ Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.
Như vậy, dù luật sư tham gia tố tụng với tư các nào, ở giai đoạn nào của quá trình tố tụng thì sự tham gia của luật sư đều có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ công lý, đảm bảo cho các hoạt động tố tụng được tiến hành khách quan, đúng pháp luật, hạn chế mức thấp nhất sự vi phạm về tố tụng, xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và bị hại, đương sự trong vụ án.
2. Quy định về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự:
Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, Suy đoán vô tội được ghi nhận một cách chính thức và đầy đủ trong Hiến pháp năm 2013: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Bộ luật TTHS năm 2015 đã ghi nhận lại quyền được suy đoán vô tội một cách đầy đủ với tên gọi “Suy đoán vô tội” tại điều 13, cụ thể:
“1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”
Điều 13 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định về Suy đoán vô tội bao hàm các nội dung sau: (i) người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực; (ii) trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội, người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh nhưng có quyền đưa ra chứng cứ và các yêu cầu chứng minh mình không phạm tội hoặc có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; (ii) khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Trong TTHS, luật sư tham gia vào nhiều giai đoạn của vụ án với tư cách người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Trong mỗi giai đoạn tố tụng với tư cách tham gia tố tụng khác nhau nhưng sự tham gia của luật sư có vai trò nhất định trong việc bảo đảm quyền được Suy đoán vô tội. Thể hiện:
* Vai trò của luật sư trong chế định về chứng minh và chứng cứ:
Đối tượng của hoạt động nhận thức trong TTHS là những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Việc xác định đúng đối tượng chứng minh có ý nghĩa trong việc định hướng cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; làm cho việc giải quyết vụ án hình sự được toàn diện, triệt để.
Khi tham gia tố tụng hình sự, luật sư đảm bảo quá trình phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật; đảm bảo yêu cầu đối với hoạt động thu thập chứng cứ một cách đầy đủ, khách quan, không chỉ tập trung chứng cứ buộc tội mà bỏ qua chứng cứ gỡ tội.
* Vai trò của luật sư trong chế định về các biện pháp ngăn chặn:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của luật tố tụng hình sự là phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, xử lý công minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Bộ luật TTHS Việt Nam năm 2015 có nhiều chế định, quy phạm cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng nhiều biện pháp trong quá trình phát hiện xử lý người phạm tội. Một trong những biện pháp đó là các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương VII Bộ luật TTHS năm 2015.
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự có tính chất tạm thời trước khi có bản án có hiệu lực pháp luật kết tội một người có tội hay không có tội. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn phải dựa vào các căn cứ khi cho thấy bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo không chỉ mục đích là chứng minh họ có thực hiện hành vi phạm tội hay không mà còn nhằm mục đích chứng minh họ không phải là người thực hiện hành vi phạm tội, làm rõ bản chất của vụ án. Tuy nhiên, các biện pháp ngăn chặn là một trong những các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong tố tụng hình sự làm hạn chế một, một số quyền của người bị buộc tội, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền tự nhiên, quyền công dân của người đó như quyền tự do thân thể, quyền tự do đi lại… Do đó, vai trò của luật sư trong chế định về các biện pháp ngăn chặn thể hiện ở chỗ: các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không được áp dụng biện pháp ngăn chặn một cách tùy tiện, vô căn cứ; việc áp dụng biện pháp ngăn chặn phải dựa vào các căn cứ luật định.
Suy đoán vô tội không chỉ đòi hỏi việc áp dụng biện pháp ngăn chặn phải có căn cứ mà còn đòi hỏi việc áp dụng này phải đúng thủ tục theo quy định pháp luật.
* Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội ở giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án hình sự:
Điều 59 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp pháp tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ”. Như vậy, người bị tạm giữ trong đó có người chưa bị khởi tố hoặc đã là bị can, bị cáo, nhưng đối với họ cơ quan có thẩm quyền phải có quyết định tạm giữ. Khoản 3 Điều 118 Bộ luật TTHS quy định: “Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ”.
Các quy định vừa trích dẫn ở trên thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với quyền tự do thân thể của con người, bảo đảm quyền được Suy đoán vô tội cho người bị buộc tội trong đó có người bị tạm giữ.
Điểm d Khoản 2 Điều 59 quy định về quyền của người bị tạm giữ, theo đó người bị tạm giữ có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa”. Như vậy, đối với trường hợp người bị tạm giữ, ngay cả trong trường hợp chưa khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can luật sư đã có thể tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa để bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ.
Từ thời điểm ra quyết định khởi tố bị can, giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và bị can xuất hiện quan hệ pháp luật TTHS, các chủ thể tham gia tố tụng có các quyền và nghĩa vụ nhất định. Luật sư tham gia trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nhằm đảm bảo quyền tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm của người bị buộc tội; đảm bảo sự khách quan, toàn diện trong hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, tránh việc ép cung, bức cung, dùng nhục hình; tránh việc ép bị can nhận tội hoặc khai theo hướng dẫn không có lợi cho họ.
* Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội ở giai đoạn truy tố:
Giai đoạn truy tố là giai đoạn thứ ba của tố tụng hình sự, sau giai đoạn khởi tố và điều tra. Chủ thể của giai đoạn truy tố là Viện kiểm sát. Chức năng của giai đoạn truy tố là đưa bị can ra xét xử trước tòa. Trong giai đoạn này Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ: Xác lập, củng cố các chứng cứ buộc tội. Bị can chỉ bị đưa ra xét xử trước tòa án nếu đã có đầy đủ chứng cứ xác định bằng bản cáo trạng. Nếu không đủ chứng cứ để buộc tội thì viện kiểm sát có quyền trả hồ sơ để cơ quan điều tra điều tra bổ sung.
Giai đoạn truy tố, luật sư được phép tiếp cận, sao chụp hồ sơ vụ án phục vụ cho việc nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu vụ việc phục vụ hoạt động bào chữa của mình. Vai trò của luật sư trong giai đoạn truy tố thể hiện thông qua việc phát hiện những tình tiết mâu thuẫn trong vụ án thể hiện qua các tài liệu, chứng cứ; những tình tiết có lợi cho thân chủ; đưa ra định hướng bào chữa, bảo vệ. Việc truy tố bị can ra trước tòa án đòi hỏi phải hết sức thận trọng và có đủ chứng cứ, do đó, luật sư cần phát huy được vai trò của mình trong giai đoạn này.
* Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội ở giai đoạn xét xử vụ án hình sự:
Giai đoạn xét xử vụ án hình sự là giai đoạn trung tâm của quá trình tố tụng. Bởi lẽ, tất cả các hoạt động của giai đoạn tố tụng trước đó đều nhằm mục đích phục vụ cho giai đoạn xét xử. Giai đoạn xét xử có nhiệm vụ kiểm tra, xem xét, đánh giá toàn bộ chứng cứ của vụ án một cách khách quan, toàn diện, vô tư và công khai. Giai đoạn xét xử được bắt đầu từ khi tòa án thụ lý vụ án hình sự và kết thúc khi tòa án ra các quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật để khẳng định một người có tội hay không có tội.
* Vai trò của luật sư trong việc bảo việc quyền được Suy đoán vô tội ở giai đoạn xét xử thể hiện:
– Bảo đảm thời hạn xét xử, thời hạn giải quyết vụ án: Theo nội dung của quyền được Suy đoán vô tội, không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Một người bị khởi tố, điều tra, truy tố về một tội có nhiều trường hợp bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, do đó họ có quyền được xét xử không bị chậm trễ quá mức tại tòa án. Luật sư tham gia tố tụng hình sự nhằm đảm bảo giai đoạn xét xử vụ án không thể chậm trễ quá mức để từ đó nhanh chóng ra bản án kết tội hoặc nhanh chóng đưa người bị buộc tội ra khỏi vòng quay tố tụng nếu việc buộc tội họ không có chứng cứ.
– Bảo đảm thực hiện quyền tranh tụng, quyền bào chữa của người bị buộc tội: Trong giai đoạn xét xử, luật sư thể hiện vai trò của người bào chữa thông qua việc đưa ra các chứng cứ, yêu cầu nhằm chứng minh sự vô tội của bị cáo; đề nghị thay đổi thành phần hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng, yêu cầu tòa án triệu tập thêm người làm chứng; tiến hành hỏi trình bày lời bào chữa, tranh luận tại phiên tòa.
Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, để khắc phục vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, hoặc xuất hiện những tình tiết mới khiến cho bản án, quyết định đã có hiệu lực không chính xác, không hợp pháp cần phải xem xét lại bản án. Luật sư có vai trò quan trọng trong việc định hướng bị cáo thực hiện thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.