Khái quát chung về Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Lịch sử hình thành và phát triển của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc.
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc:
Nhân dân Trung Quốc trong suốt quá trình cách mạng, phát triển và đổi mới lâu dài, đã tập hợp lại mặt trận đoàn kết yêu nước rộng rãi nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và dựa trên liên minh của công nhân và nông dân, có sự tham gia của các đảng phái chính trị khác, các nhân vật quần chúng không theo đảng phái, các tổ chức nhân dân, các dân tộc thiểu số, những người yêu nước thuộc mọi thành phần trong xã hội, gồm tất cả những người lao động xã hội chủ nghĩa, những người xây dựng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, những người yêu nước ủng hộ chủ nghĩa xã hội…
Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định hệ thống hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo sẽ tồn tại và phát triển trong một thời gian dài. Cũng giống như tại Việt Nam, Trung Quốc có Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc giữ vai trò thực hiện công tác hiệp thương, giám sát, tạo diễn đàn cho người dân, các nhà chuyên môn tham gia vào đời sống chính trị của đất nước, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, phát huy hiệu quả chính sách của Đảng và Nhà nước trong đời sống xã hội, hướng tới giữ vững sự lãnh đạo của chính quyền, thúc đẩy khối đại đoàn kết toàn dân để từ đó phát huy dân chủ xã hội.
Theo đó, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp Trung Quốc) là một hình thức tổ chức chính trị quan trọng trong hệ thống hợp tác đa đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhằm thúc đẩy sự đoàn kết, hợp tác của nhân dân trong tổ chức này, từ đó phản ánh đầy đủ và phát huy những nét đặc sắc và thế mạnh của hệ thống đảng chính trị xã hội chủ nghĩa kiểu mới của Trung Quốc. Đây chính là một tổ chức thể hiện tiếng nói, sự đoàn kết của nhân dân Trung Quốc trong việc xây dựng và phát triển đất nước, một hình thức chính để thúc đẩy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong đời sống chính trị của Trung Quốc.
Theo điều 1 của Luật tổ chức của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc có quy định:
Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc là một tổ chức của Mặt trận Thống nhất Dân chủ Nhân dân Trung Quốc và các đoàn thể nhân dân cùng hợp tác, thực hiện dân chủ mới, chống đế quốc, phong kiến và chủ nghĩa tư bản quan liêu, lật đổ ách thống trị phản động của Quốc dân đảng, xóa bỏ tàn dư phản cách mạng, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của nhân dân. củng cố nền quốc phòng toàn dân, đoàn kết các dân tộc, các nước trên thế giới chờ đợi trong hòa bình để thiết lập và củng cố nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa độc lập, dân chủ, hòa bình, thống nhất và thịnh vượng dưới chế độ chuyên chính dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo và dựa trên cơ sở liên minh công nhân và nông dân.
Như vậy, Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc là một tổ chức của Mặt trận Thống nhất Dân chủ Nhân dân Trung Quốc và các đoàn thể nhân dân, đây là một kênh quan trọng cho nền dân chủ hiệp thương xã hội chủ nghĩa và là một cơ quan hiệp thương chuyên môn. Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của đất nước, đưa dân chủ hiệp thương vào thực tiễn trong toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ, cải tiến nội dung và hình thức hiệp thương, nỗ lực xây dựng đồng thuận và thúc đẩy đoàn kết, đóng vai trò không thể thay thế trong việc thúc đẩy sự phát triển sâu rộng, nhiều cấp và thể chế hóa của dân chủ hiệp thương và hiện đại hóa hệ thống và năng lực của Trung Quốc để quản trị. Qua đó thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác để củng cố hơn nữa và phát triển mặt trận đoàn kết yêu nước của nhân dân, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung vào hai nhiệm vụ lớn là đoàn kết và dân chủ, tích cực thực hiện chức năng hiệp thương chính trị, giám sát dân chủ, tham gia và bàn bạc nhằm đẩy mạnh hiện đại hóa, hoàn thiện thống nhất Tổ quốc và duy trì phấn đấu vì mục tiêu lớn là hòa bình thế giới.
Trải qua các thời kì khác nhau từ khi thành lập cho tới nay, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp khôi phục, củng cố và phát triển sự ổn định và đoàn kết trong tình hình chính trị của đất nước, thực hiện chuyển dịch trọng tâm các nhiệm vụ quan trọng của đất nước theo hướng phát triển kinh tế, thúc đẩy cải cách, mở cửa và theo đuổi hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới.
Thông qua việc phân tích những nội dung đã nêu trên, có thể nhận thấy rằng Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đều là những cơ quan giữ vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị, đại diện cho ý chí cũng người dân cũng như vai trò thực hiện công tác hiệp thương, giám sát, tạo diễn đàn cho người dân, các nhà chuyên môn tham gia vào đời sống chính trị của đất nước, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, phát huy hiệu quả chính sách của Đảng và Nhà nước trong đời sống xã hội.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc:
Ngày ngày 30 tháng 1 năm 1949, Bắc Kinh được giải phóng, và tại đây vào ngày 15-6 Uỷ ban trù bị của Hiệp thương Chính trị mới đã họp, có 134 đại biểu của 23 tổ chức tham gia. Ngày 17-9, hội nghị toàn thể lần thứ hai Hội nghị trù bị Hiệp thương Chính trị quyết định đặt tên Hội nghị Hiệp thương Chính trị mới là “Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc”. Là cơ quan quan trọng hợp tác đa đảng phái và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là hình thức quan trọng tuyên dương dân chủ xã hội chủ nghĩa trong đời sống chính trị Trung Quốc nên ngay từ khi thành lập, đoàn kết và dân chủ đã là hai chủ đề lớn của Chính hiệp. Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tổ chức đại hội hàng năm vào cùng thời điểm với Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.
Ngày ngày 21 tháng 9 năm 1949, Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Hiệp thương Chính trị mới họp tại Bắc Kinh, tuyên bố Hội nghị Hiệp thương Chính trị mới chính thức thành lập, tham gia có 662 đại biểu thay mặt cho 46 đơn vị.
Hội nghị đã thông qua Cương lĩnh chung của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Điều lệ tổ chức của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và Luật tổ chức Chính phủ nhân dân trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hội nghị còn thông qua quốc kỳ, quốc ca, thủ đô… và bầu ra các Ủy viên Uỷ ban toàn quốc khóa một của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Trong điều kiện chưa thể tiến hành bầu cử phổ thông để bầu ra Quốc hội, nên Ủy ban toàn quốc khóa một đã chấp hành nhiệm vụ nặng nề như là Quốc hội toàn quốc.
Khi Trung Quốc mới được thành lập, Chính hiệp Nhân dân đã có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp khôi phục và phát triển Trung Quốc. Tháng 9- 1954, Hội nghị lần thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) họp tại Bắc Kinh, công bố “Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.. Đến đây, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Hoa lần thứ nhất với tư cách là tổ chức thi hành chức trách của Quốc hội, đã kết thúc tốt đẹp, nhưng nó vẫn tiếp tục phát huy tác dụng hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị trong đời sống chính trị quốc gia và đời sống xã hội cũng như trong hoạt động hữu hảo đối ngoại và có cống hiến trọng đại trong việc thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Tháng 12/1954, trong Hội nghị lần thứ 2, Chính hiệp Nhân dân đã xây dựng “Điều lệ Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc”. Chương trình tuyên bố Cương lĩnh chung đã được thay thế bằng Hiến pháp, nhiệm vụ của toàn thể Chính hiệp Nhân dân là đại diện cho quyền hạn Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn Trung Quốc đã hoàn thành.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành ba cuộc cải cách lớn (“tam đại cải tạo”) vào năm 1956, Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành phong trào phản dân chủ vào năm 1957. Phong trào này đã hạn chế sự tham gia của các đảng dân chủ vào các vấn đề chính trị và thảo luận ở một mức độ nào đó sau này.
Ngày 30/8/1966, các cơ quan và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc bị dừng hoạt động. Vào ngày 28/2/1973, với sự chấp thuận của Chu Ân Lai, Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đã tổ chức cuộc hội thảo về “Kỷ niệm 26 năm của cuộc nổi dậy ngày 28 tháng 2” dành cho nhân dân Đài Loan. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tiếp tục các hoạt động. Trong năm 2013, tất cả các chủ tịch Chính hiệp tại 31 địa phương cấp tỉnh ở Trung Quốc đã không tham gia Ban Thường vụ cấp ủy. Đây là một biện pháp nâng cao tính độc lập của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc trong chính sách và hoạt động của chính phủ.