Cá nhân khi sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn sẽ được chi trả phụ cấp hỗ trợ, trong đó bao gồm phụ cấp trong chế độ thai sản. Vậy, Phụ cấp trong nghỉ chế độ thai sản vùng đặc biệt khó khăn được quy định cụ thể thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối tượng nào được hưởng phụ cấp trong nghỉ chế độ thai sản vùng đặc biệt khó khăn?
- 2 2. Phụ cấp trong nghỉ chế độ thai sản vùng đặc biệt khó khăn?
- 3 3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì có được hưởng phụ cấp thu hút không?
- 4 4. Cách xác định thời gian làm việc để tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp:
1. Đối tượng nào được hưởng phụ cấp trong nghỉ chế độ thai sản vùng đặc biệt khó khăn?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 76/2019/ND-CP thì đối tượng áp dụng để được hưởng phụ cấp trong nghỉ chế độ thai sản vùng đặc biệt khó khăn đã được quy định. Theo đó, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:
– Cá nhân đang là cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến cấp xã;
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại
– Đối với trường hợp đang là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
– Đối tượng đang là sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân cũng nằm trong trường hợp này
– Cá nhân đang làm việc trong tổ chức cơ yếu;
– Đồng thời, người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại
2. Phụ cấp trong nghỉ chế độ thai sản vùng đặc biệt khó khăn?
Phụ cấp thu hút có thể hiểu là khoản tiền phụ cấp cho công nhân, cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,… làm việc ở những vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Cá nhân đang làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn thì mức hưởng phụ cấp thu hút đã được quy định tại Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định), cùng với đó sẽ được cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng);
Như vậy, phụ cấp thu hút sẽ là tổng của các khoản tiền để hỗ trợ cá nhân trong môi trường sống gặp nhiều khó khăn. Mức cụ thể được áp dụng là tổng 70% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì có được hưởng phụ cấp thu hút không?
Để có thể biết được thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì cần theo dõi nội dung đã được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định. Thời gian mà cá nhân nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:
– Đối với trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;
– Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;
– Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con: thời gian được tính để cá nhân này hưởng chế độ thai sản là từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
– Liên quan đến người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
Với quy định trên thì người lao động phải đảm bảo thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng sẽ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, khi đó sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội do đó sẽ không được tính hưởng phụ cấp thu hút.
4. Cách xác định thời gian làm việc để tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp:
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp được quy định sau:
– Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tính dựa trên tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), bao gồm:
+ Cần xem xét đến thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội của cúa nhân;
+ Ngoài ra, có thể kể đến thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
– Để có thể áp dụng chính xác thời gian làm việc ở khu vực có kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì cần tuân thủ cách tính thời gian thực tế làm việc ở đây, như sau:
+ Cách tính theo tháng:
Đói với trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì cá nhân sẽ được tính cả tháng; trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì không tính;
Trường hợp nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng; thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề.
+ Dựa theo cách tính theo năm:
Nếu cá nhân tham gia làm việc có thời gian dưới 03 tháng thì không tính;
Còn trong trường hợp từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác;
Nếu đã đảm bảo làm việc trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.
– Hiện nay, có những khoảng thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp đã được quy định tại Nghị định này, gồm:
+ Cá nhân có thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;
+ Có tồn tại thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Hoặc cá nhân bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam trong thời gian nhất định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Nghị định số 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.