Kết hôn là một trong những quyền cơ bản của công dân, khi người lao động kết hôn, nhu cầu nghỉ việc được đặt ra. Vậy nhân viên thử việc nghỉ cưới sẽ được hưởng chế độ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nhân viên thử việc nghỉ cưới được hưởng chế độ gì?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 115 của
– Người lao động theo quy định của pháp luật sẽ được nghỉ việc riêng, trong quá trình đó vẫn sẽ được hưởng nguyên lương, đồng thời cần phải thực hiện nghĩa vụ thông báo với người sử dụng lao động trong những trường hợp sau đây:
+ Khi tiến hành hoạt động kết hôn thì người lao động sẽ được nghỉ 03 ngày;
+ Khi con đẻ hoặc con nuôi kết hôn thì người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi; cha đẻ hoặc mẹ đẻ của vợ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi của vợ; cha đẻ hoặc mẹ đẻ của chồng, cha nuôi hoặc mẹ nuôi của chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi chết thì người lao động sẽ được nghỉ 03 ngày.
– Ngoài các quy định cụ thể nêu trên, người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để có thể nghỉ không lương.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, người lao động đang trong quá trình thử việc vẫn sẽ được coi là người lao động. Khi được coi là người lao động, nhân viên thử việc hoàn toàn sẽ được hưởng quy định về việc nghỉ riêng và nghỉ không lương. Nhân viên thử việc theo quy định của pháp luật sẽ được nghỉ việc riêng, hưởng nguyên lương nếu như có thực hiện nghĩa vụ thông báo với người sử dụng lao động. Như vậy, nhân viên thử việc khi nghỉ cưới sẽ được hưởng nguyên lương trong khoảng thời gian 03 ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian hưởng nguyên lương của nhân viên thử việc khi nghỉ cưới có thể kéo dài, khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau về khoảng thời gian để người lao động có thể nghỉ không lương khi cưới.
2. Mức xử phạt hành vi không cho người lao động thử việc nghỉ kết hôn hưởng nguyên lương:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không đảm bảo đầy đủ cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về quá trình tổ chức làm thêm giờ với khoảng thời lượng từ 200h đến 300h trong một năm.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người lao động khi có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ hằng tuần, hoặc nghỉ lễ tết;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người lao động thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Thực hiện giờ làm việc bình thường vượt quá số giờ quy định theo quy định của pháp luật;
+ Có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ tuy nhiên không được sự đồng ý của người lao động, ngoại trừ những trường hợp được quy định tại Điều 108 của Bộ luật lao động năm 2019.
– Phạt tiền đối với những đối tượng được xác định là người lao động khi thực hiện các hành vi sau: không đảm bảo cho người lao động được nghỉ trong giờ làm việc hoặc không đảm bảo cho người lao động nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật, có hành vi huy động người lao động làm việc vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật. Với các mức phạt cụ thể như sau:
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 301 người lao động trở lên.
Như vậy có thể nói, người sử dụng lao động có hành vi không cho người lao động thử việc nghỉ cưới được hưởng nguyên lương là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động trong trường hợp đó có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi không cho người lao động thử việc nghỉ kết hôn hưởng nguyên lương:
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người Việt Nam đi lao động và làm việc ở nước ngoài theo
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 37.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hoặc bảo hiểm xã hội, phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 75.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm xã hội, phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, người sử dụng lao động có hành vu không cho người lao động thử việc nghỉ kết hôn của nguyên lương sẽ thuộc thẩm quyền xử phạt của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.