Trong quá trình định khung hình phạt đối với các tội danh liên quan đến ma túy, định lượng ma túy là một trong những yếu tố quan trọng. Vậy 01 tép, 01 chỉ ma túy được xác định là bao nhiêu gam? Và sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Mục lục bài viết
1. 1 tép, 1 chỉ ma túy bao nhiêu gam?
Trước hết, pháp luật hiện nay đã đưa ra khái niệm cụ thể về chất ma túy. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật phòng chống ma túy năm hai không 21 có đưa ra khái niệm cụ thể về chất ma túy, theo đó chất ma túy được xác định là các loại chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định cụ thể trong danh mục chất ma túy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chính phủ ban hành. Nhìn chung thì có thể nói, việc sử dụng chất mà túy có thể gây nghiện, đồng thời kèm theo nhiều tác hại cho sức khỏe của con người. Ma túy có khả năng gây tổn hại vô cùng nghiêm trọng và to lớn đến hệ thần kinh của con người, từ đó gây ra các trạng thái ảo giác, suy giảm sức đề kháng, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tử vong hoặc viêm nhiễm nếu như sử dụng ma túy trong thời gian liên tục và kéo dài, vượt quá liều lượng, trái quy định của pháp luật. Ngoài các tác động tiêu cực đến sức khỏe của cá nhân người sử dụng ma túy, chất ma túy cũng có khả năng gây hại đến xã hội, là một trong những yếu tố thúc đẩy động cơ phạm tội của người nghiện ma túy, đầy người nghiện ma túy vào tình trạng phạm tội, từ đó gây ra các vấn đề xoay quanh lĩnh vực an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, tồn tại nhiều loại ma túy khác nhau, ma túy được phân loại dựa trên nguồn gốc và tác động của ma túy. Có thể kể đến một số loại ma túy thường gặp như sau:
– Thuốc phiện. Thuốc phiện là loại cây trồng hằng năm, trung bình cao từ 0,7 đến 1,5m, hoa thuốc phiện thường mọc đơn độc ở đầu cành, thân cây thuốc phiện có màu tím, đỏ hoặc vàng. Quả thuốc phiện có hình cầu có thể kéo dài lên đến 7cm. Người ta trồng cây thuốc phiện để thu nhựa thuốc phiện từ quả và thu tinh dầu từ hạt thuốc phiện, từ đó sáng chế ra thuốc phiện. Trong y học, nhựa thuốc phiện là một trong những chất được sử dụng để giảm đau, chữa ho cho con người. Những người nghiện thuốc phiện thường dùng nhựa thuốc phiện để hút. Trong nhựa thuốc phiện có chứa các chất gây nghiện như morphine, codein …;
– Heroin. Theo quy định của pháp luật hiện nay, heroin được xác định là một dạng tổng hợp của thuốc phiện và gây ra ảo giác mạnh, tăng cảm giác hưng phấn cho người dùng. Heroin có tác dụng gây nghiện một cách nhanh chóng, tuy nhiên chứa đựng rất nhiều tác hại đến sức khỏe của con người;
– Morphine. Morphine được xác định là chất dùng để giảm đau, nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất ra các thuốc giảm đau, thuốc trị ho trong y học. Tuy nhiên việc sử dụng morphine cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và y học, bởi vì đây là chất có khả năng tác động trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương và gây ra cảm giác ảo giác nếu như sử dụng không đúng cách;
– Cần sa. Cây cần sa có chứa chất gây nghiện, có tác dụng gây nên tình trạng thay đổi tâm trạng của người dùng;
– Ma túy tổng hợp. Ma túy tổng hợp là chất ma túy được chế biến bằng phương pháp tổng hợp, phương pháp hoá học từ nhiều chất khác nhau, hay còn được gọi là tiền chất ma túy. Ma túy tổng hợp có tác dụng kích thích lớn tuổi hệ thần kinh trung ương, từ đó gây ra ảo giác hoang tưởng và gây ra cảm giác hưng phấn.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, chưa có bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra định lượng thế nào là 01 tép, 01 chỉ ma túy. Tuy nhiên, chúng ta có thể xác định thông qua phương thức quy đổi. Trên thực tế, một bánh heroin thông thường sẽ được tính theo kilôgam. Cụ thể như sau:
– 1kg tính ra sẽ bằng 3,5 bánh heroin;
– Như vậy, mỗi bánh heroin sẽ có khối lượng từ 1kg, tương đương với 340 gam cho đến 350 gam heroin;
– Bánh heroin chia nhỏ ra thành 01 tép ma túy, mỗi tép ma túy từ đó sẽ chứa khoảng 0,004 gam heroin;
– Từ 1kg heroin có thể chế biến thành 25.000 tép heroin.
Như vậy có thể nói, 01 tép/01 chỉ ma túy theo định lượng hiện nay có thể được xác định bằng 0,004 gam ma túy.
2. Phạt tù bao nhiêu năm?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, khi bị phát hiện 01 tép ma túy, sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, tùy theo mức độ tàng trữ/vận chuyển/buôn bán trái phép chất ma túy, người phạm tội sẽ bị xử lý theo các hình thức khác nhau. Theo đó, trong trường hợp bị phát hiện 01 tép ma túy thì chưa thể xác định được cụ thể mức xử phạt, vì đây không được coi là một khối lượng cụ thể. Tùy từng trường hợp, người bị phát hiện sẽ bị xử phạt với mức như sau:
Thứ nhất, số lượng ma túy thu được thuộc các chất như heroin, côcain, amphetamine, methamphetamine, MDMA, cụ thể với khối lượng như sau:
– Khối lượng nhỏ hơn 0,1 gam;
– Khối lượng nhỏ hơn 0,1 gam tuy nhiên các đối tượng đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, hoặc đã từng bị kết án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc một trong các tội như:
+ Tội sản xuất trái phép chất ma túy;
+ Tội vận chuyển trái phép chất ma túy;
+ Tội mua bán trái phép chất ma túy;
+ Tội chiếm đoạt chất mà túy, tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục xóa án tích tại cơ quan có thẩm quyền.
Khi đó, người tàn trữ trái phép chất ma túy hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự năm 2015, với khung hình phạt thấp nhất là từ 01 cho đến 05 năm tù.
Thứ hai, số lượng ma túy thu được trong trường hợp này thuộc các chất như heroin, côcain, methamphetamine, Amphetamine, MDMA, tuy nhiên khối lượng được xác định là nhỏ hơn 0,1 gam, đồng thời các đối tượng đó cũng chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, hoặc các đối tượng đó cũng chưa từng bị kết án về các tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc một trong các tội như sau:
+ Tội sản xuất trái phép chất ma túy;
+ Tội vận chuyển trái phép chất ma túy;
+ Tội mua bán trái phép chất ma túy;
+ Tội chiếm đoạt chất mà túy, tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục xóa án tích tại cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy thì trong trường hợp này, các đối tượng Khi bị phát hiện sẽ không bị khởi tố về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, mà sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng chống và kiểm soát ma túy:
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng chống và kiểm soát ma túy. Cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc chiếm đoạt chất mà túy, tuy nhiên không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Hành vi tàng trữ hoặc vận chuyển hoặc mua bán, chiếm đoạt tiền chất ma túy được sử dụng trong quá trình sản xuất trái phép chất ma túy;
+ Sản xuất hoặc tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện và dụng cụ phục vụ vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa, cây khát hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý, tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó thì có thể nói, để bị truy tố về các tội phạm liên quan đến ma túy, người phạm tội cần phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về cấu thành tội phạm của các tội phạm tương ứng. Trong trường hợp không thỏa mãn, chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các trường hợp nêu trên, thì người phạm tội chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng chống và kiểm soát ma túy.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phòng chống ma túy 2021;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).