Công đoàn là một trong những tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động, gia nhập cộng đoàn thì người lao động sẽ được hưởng nhiều ưu tiên và quyền lợi. Vậy lao động thử việc có được phép gia nhập công đoàn hay không?
Mục lục bài viết
1. Lao động thử việc được tham gia công đoàn không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 170 của
– Người lao động hoàn toàn có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn phù hợp với quy định của pháp luật về công đoàn;
– Người lao động làm việc trong các công ty, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập, có quyền tham gia hoạt động của các tổ chức người đại diện lao động tại doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Điều 172, Điều 173 và Điều 174 của
– Các tổ chức đại diện người lao động hoàn toàn có quyền bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong quá trình đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật công đoàn năm 2012 có quy định về quyền công đoàn. Theo đó, quyền công đoàn là khái niệm để chỉ quyền thành lập, quyền hoạt động, quyền gia nhập công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn, quyền của các tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và công đoàn và quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, theo các điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, người lao động thử việc không bắt buộc phải tham gia công đoàn. Việc tham gia công đoàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của họ. Hay nói cách khác, lao động thử việc vẫn hoàn toàn có quyền lựa chọn tham gia công đoàn hoặc không tham gia cùng công đoàn.
2. Thủ tục gia nhập công đoàn Việt Nam đối với người lao động thử việc:
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 của Hướng dẫn 03/HD-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, có quy định về thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam. Cụ thể như sau:
Bước 1: Người lao động có nhu cầu gia nhập công đoàn sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để làm thủ tục xin gia nhập công đoàn Việt Nam. Theo đó, người gia nhập Công đoàn sẽ cần phải tán thành điều lệ của công đoàn Việt Nam, có đơn xin gia nhập, trong đơn đó cần phải có chữ ký của người viết đơn. Trong trường hợp đơn của tập thể người lao động xin gia nhập công đoàn thì cần phải có chữ ký của từng người lao động. Kèm theo đơn, cần phải cung cấp thêm
Bước 2: Nộp đơn xin gia nhập công đoàn đến công đoàn Việt Nam. Nơi đã có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ nhận đơn và xem xét đơn, đưa ra quyết định kết nạp đối với người lao động, tổ chức lễ kết nạp đoàn viên. Các thành viên xin gia nhập công đoàn cần phải có mặt đầy đủ trong buổi lễ kết nạp đoàn viên. Những đơn vị có đông đảng viên, ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc tổ công đoàn để tổ chức lễ kết nạp đoàn viên. Tuy nhiên, đối với những nơi chưa có công đoàn cơ sở, thì người lao động cần phải nộp đơn xin gia nhập công đoàn cho công đoàn cấp trên nơi gần nhất hoặc ban vận động thành lập công đoàn cơ sở. Theo đó, trong trường hợp người lao động nộp đơn cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, thì trong khoảng thời gian 15? ngày được tính kể từ ngày nộp đơn, công đoàn cấp trên sẽ xem xét và ra quyết định về việc kết nạp hoặc không kết nạp đoàn viên. Sau đó giới thiệu nơi sinh hoạt cho đoàn viên khi đã có quyết định kết nạp. Còn đối với trường hợp, người lao động nộp đơn cho ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, thì trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ khi nộp đơn, nếu nơi người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thì người lao động đó hoàn toàn có quyền chuyển đơn lên công đoàn cấp trên để công đoàn cấp trên xem xét và ra quyết định kết nạp đoàn viên đối với người lao động đó, sau đó người lao động sẽ được giới thiệu sinh hoạt tại công đoàn cơ sở nơi đoàn viên đó đang làm việc cho đến khi công đoàn cơ sở tại nơi làm việc của họ được thành lập.
Bước 3: Hoàn thành lễ kết nạp. Tuy nhiên cần phải lưu ý, việc kết nạp lại đoàn viên công đoàn cũng cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Đoàn viên sau khi đã rời khỏi tổ chức công đoàn Việt Nam nếu như có nguyện vọng tiếp tục được gia nhập lại tổ chức công đoàn thì cần phải có đơn xin gia nhập lại, sau đó gửi đơn đến công đoàn cơ sở nơi họ đang làm việc. Ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ phải có nghĩa vụ xem xét và thẩm định người lao động, nếu nhận thấy người lao động đáp ứng đầy đủ điều kiện thì sẽ đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định kết nạp lại đối với đoàn viên.
Theo đó thì có thể nói, lao động thử việc khi có nhu cầu tham gia công đoàn sẽ cần phải trải qua các giai đoạn và trình tự nêu trên.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở:
Căn cứ theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động có liên quan đến hoạt động thành lập, gia nhập của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ không được phép thực hiện các hành vi nghiêm cấm như sau:
– Phân biệt đối xử với người lao động, các thành viên trong ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động. Bao gồm cụ thể như sau:
+ Yêu cầu tham gia, không tham gia, rời khỏi các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng hoặc gia hạn
+ Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hợp đồng lao động, không gia hạn hợp đồng lao động, điều chuyển người lao động làm việc khác với công việc mà các bên đã thỏa thuận ban đầu;
+ Phân biệt đối xử về tiền lương, các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, thời gian làm việc của người lao động trong quan hệ lao động;
+ Cản trở dưới bất kỳ hình thức nào, liên tục với khó khăn đến công việc của người lao động nhằm suy yếu hoạt động của các tổ chức đại diện người lao động tại các cơ sở.
– Can thiệp, có hành vi thao túng trong quá trình thành lập, xây dựng kế hoạch, bầu cử, tiến hành hoạt động đưa ra phương án công tác, tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại các cơ sở, trong đó bao gồm hoạt động hỗ trợ tài chính, các biện pháp kinh tế khác nhằm mục đích vô hiệu hóa hoặc dẫn đến hiện tượng suy yếu quá trình thực hiện chức năng đại diện của các tổ chức đại diện người lao động tại các cơ sở, hoặc có hành vi phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở với nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Công đoàn năm 2012;
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Hướng dẫn 03/HD-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.