Tai nạn lao động là một trong những mối lo ngại được người lao động và người sử dụng lao động vô cùng quan tâm. Dưới đây là quy định của pháp luật về chi trả phí khám giám định suy giảm khả năng lao động của người lao động.
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm trả phí giám định suy giảm khả năng lao động:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động khi người lao động đó bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm đối với người lao động khi họ bị tai nạn lao động như sau:
– Sơ cứu kịp thời, cấp cứu kịp thời cho những người lao động bị tai nạn lao động, tạo ứng các khoản chi phí cho hoạt động sơ cứu và cấp cứu, phục vụ cho quá trình điều trị của người lao động khi họ bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp;
– Người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm thanh toán chi phí y tế, từ hoạt động sơ cứu/cấp cứu cho đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Cụ thể như sau:
+ Thanh toán các phần chi phí đồng chi trả, chi phí không nằm trong danh mục do cơ quan bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động có tham gia hoạt động bảo hiểm y tế;
+ Chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động có kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5%, do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đó đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại cơ quan có thẩm quyền đó là Hội đồng giám định y khoa;
+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với những người lao động khi họ không tham gia hoạt động bảo hiểm y tế.
– Trả đầy đủ tiền lương cho người lao động khi người lao động đó bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần phải nghỉ việc trong phản thời gian điều trị và phục hồi chức năng;
– Bồi thường cho người lao động khi người lao động đó bị tai nạn lao động, việc xảy ra tai nạn lao động không phải do lỗi của người lao động gây ra, và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức bồi thường cụ thể như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu như người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%, sau đó cứ tăng thêm 1% thì người lao động sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu như họ bị suy giảm khả năng lao động với tỷ lệ từ 11% đến 80%;
+ Bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động khi người lao động đó bị suy giảm khả năng lao động từ tỷ lệ 81% trở lên, hoặc bồi thường cho thân nhân của người lao động khi người lao động đó bị chết do nguyên nhân họ bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, trách nhiệm trả phí giám định suy giảm khả năng lao động thuộc về người sử dụng lao động.
2. Khi nào người lao động được chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về quyền và nghĩa vụ an toàn vệ sinh lao động của người lao động. Theo đó, người lao động làm việc theo
– Người lao động có quyền được bảo đảm về các điều kiện làm việc công bằng, an toàn vệ sinh lao động trong quá trình lao động, có quyền yêu cầu người sử dụng lao động cần phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm đảm bảo điều kiện làm việc an toàn vệ sinh lao động trong quá trình lao động và tại nơi làm việc;
– Người lao động có quyền được cung cấp đầy đủ các thông tin về các yếu tố có thể gây nguy hiểm, các yếu tố độc hại, có hại tại nơi làm việc, cùng với những biện pháp phòng chống có hiệu quả, người lao động được đào tạo và huấn luyện kỹ năng và kiến thức về an toàn vệ sinh lao động;
– Người lao động được thực hiện chế độ bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật, chăm sóc sức khỏe để đảm bảo cho quá trình làm việc, khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp, được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, đồng thời người lao động còn được hưởng đầy đủ các chế độ đối với người lao động khi họ bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp, được chi trả phí khám giám định thương tật hoặc bệnh tật xuất phát từ nguyên nhân do người lao động đó bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được người sử dụng lao động chi trả phí khám giám định suy giảm khả năng lao động;
– Có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bố trí việc làm phù hợp với bản thân sau khi đã trải qua giai đoạn điều trị ổn định, do bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
– Có quyền khiếu nại tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật đây kiểu lại tố cáo và tố tụng dân sự;
– Từ chối làm công việc, rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đầy đủ tiền lương, không bị coi là hành vi vi phạm kỷ
Theo đó thì có thể nói, người lao động sẽ được chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp kết quả khám giám định đó đáp ứng đầy đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp.
3. Xử phạt doanh nghiệp không chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Theo đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi người sử dụng lao động có hành vi vi phạm đối với mỗi người lao động, thuộc một trong những trường hợp sau:
– Không kịp thời sơ cứu và cấp cứu cho người lao động khi họ bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc;
– Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả hoặc những chi phí không nằm trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp có tham gia chế độ bảo hiểm y tế;
– Không tập ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu, không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ hoạt động sơ cứu hoặc cấp cứu cho đến khi người lao động điều trị ổn định khi họ bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thuộc đối tượng không tham gia bảo hiểm y tế;
– Không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa tại cơ sở có thẩm quyền, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, điều trị và điều dưỡng phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật đối với người lao động;
– Không chi trả phí giám định mức suy giảm khả năng lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật;
– Không thực hiện đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ việc bồi thường hoặc chế độ trợ cấp cho những người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, người sử dụng lao động có hành vi không chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động thuộc trường hợp bị tai nạn lao động sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng/người vi phạm, tuy nhiên tối đa không được vượt quá 75.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn vệ sinh lao động 2015;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.