Theo quy định của pháp luật về giao thông, trường hợp xe ô tô có kinh doanh thì phải thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định. Vậy nếu như xe ô tô kinh doanh nhưng không đăng ký có bị phạt không?
Mục lục bài viết
1. Xe ô tô kinh doanh nhưng không đăng ký có bị phạt không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được hiểu là việc thực hiện tối thiểu một trong số các công đoạn chính của hoạt động vận tải, cụ thể gồm trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải nhằm mục đích vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH, điều kiện để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
– Thực hiện đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
– Số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của xe phải đảm bảo phù hợp với hình thức kinh doanh.
– Phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định.
– Số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo có
– Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông.
– Doanh nghiệp không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.
– Đối với người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã: phải đảm bảo có trình độ chuyên môn về vận tải.
– Đảm bảo có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Theo quy định trên, hoạt động được coi là kinh doanh vận tải ô tô phải có đầy đủ các yếu tố sau:
– Thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước vận tải;
– Đối tượng vận chuyển là hành khách, hàng hoá;
– Hoạt động nhằm mục đích là sinh lời.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, đối với xe ô tô có phát sinh hoạt động kinh doanh vận tải bắt buộc phải đăng ký kinh doanh vận tải.
Lưu ý: với đối tượng là cá nhân khi phát sinh nhu cầu sử dụng ô tô để kinh doanh vận tải thì điều đầu tiên cần làm là phải thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, khi thành lập hộ kinh doanh, các bác cần phải đăng ký những ngành nghề kinh doanh liên quan đến dịch vụ vận tải như: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt); Vận tải hành khách đường bộ khác; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
2. Mức phạt xe ô tô kinh doanh nhưng không đăng ký:
Căn cứ khoản 7 Điều 28
– Mức phạt đối với cá nhân: từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng; mức phạt đối với tổ chức từ 20 triệu đồng đến 24 triệu đồng khi:
+ Thực hiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải.
+ Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải.
+ Bến xe không thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến.
+ Thành lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép (bến dù, bến cóc).
+ Không thực hiện việc cung cấp các thông tin trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe buýt, xe chạy tuyến cố định theo quy định.
+ Không thực hiện việc cung cấp các thông tin trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe buýt, xe chạy tuyến cố định theo quy định.
+ Bến xe khách không áp dụng phần mềm quản lý bến xe, hệ thống camera giám sát theo quy định.
+ Vi phạm quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên.
+ Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử không có giao diện phần mềm cung cấp cho hành khách hoặc người thuê vận tải theo quy định hoặc có nhưng giao diện không bảo đảm các yêu cầu theo quy định; không thực hiện việc gửi hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử theo quy định.
+ Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải để đón, trả khách; nhận, trả hàng trên đường cao tốc.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì trường hợp cơ sở kinh doanh vận tải nhưng không thực hiện đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt với mức phạt như trên.
Ngoài ra, việc sử dụng xe không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải cũng sẽ bị áp dụng các mức phạt như đã nêu trên.
3. Xe ô tô kinh doanh có phải gắn phù hiệu không?
Phù hiệu xe được hiểu là một trong những loại giấy tờ pháp lý bắt buộc phải có để xe ô tô tải và xe taxi được sử dụng với hoạt động kinh doanh. Theo quy định, hiện nay những loại xe sau đây bắt buộc phải làm thủ tục cấp phù hiệu xe, bao gồm:
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: Dán phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”.
– Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách: Dán phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”.
– Xe taxi: Dán phù hiệu “XE TAXI”.
– Xe buýt: Dán phù hiệu “XE BUÝT”.
– Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng: Dán phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”.
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa:
+ Với xe Công-ten-nơ phải dán phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”.
+ Với xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc: Dán phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”.
+ Với xe ô tô tải và xe taxi tải: Dán phù hiệu “XE TẢI”.
Lưu ý:
– Kích thước tối thiểu của các loại phù hiệu là 9 x 10 cm.
– Mỗi xe chỉ được cấp và sử dụng một loại phù hiệu hoặc biển hiệu tương ứng với một loại hình kinh doanh vận tải tại một thời điểm.
– Thời hạn sử dụng của phù hiệu sẽ tùy từng loại xe, cụ thể:
+ Xe ô tô kinh doanh vận tải, xe trung chuyển: giá trị sử dụng là 07 năm.
+ Giá trị sử dụng không quá 30 ngày đối với phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo của Luật Giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau (trừ trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới):
– Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết;
– Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải
Lưu ý: Việc làm phù hiệu xe chỉ bắt buộc đối với các đối tượng có hoạt động kinh doanh vận tải. Theo quy định tại khoản 1,2, 3 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP phù hiệu xe được cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trường hợp cá nhân, tổ chức không sử dụng xe tải với mục đích kinh doanh thì không cần làm giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH Luật giao thông đường bộ.
Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.