Trong một số trường hợp nhất định, cơ quan có thẩm quyền sẽ cần phải thực hiện hoạt động trích xuất phạm nhân để nhằm phục vụ cho quá trình điều tra, xét xử. Vậy trích xuất phạm nhất là gì? Và thủ tục trích xuất phạm nhân như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trích xuất phạm nhân là gì?
Trên thực tế, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật thi hành án hình sự năm 2019 có quy định cụ thể về khái niệm trích xuất phạm nhân. Theo đó, trích xuất được xem là quá trình thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự, đưa phạm nhân hoặc người bị kết án tử hình hoặc những người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục bắt buộc tại trường giáo dưỡng ra khỏi nơi quản lý, sau đó chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, khám chữa bệnh bắt buộc, giáo dục cải tạo trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy có thể nói, việc trích xuất phạm nhân sẽ được thực hiện trong một số trường hợp như sau:
– Để phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố và xét xử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Phục vụ cho yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo, khám chữa bệnh, chăm sóc con của phạm nhân đang ở cùng với mẹ trong các cơ sở giam giữ, đưa đi khám bệnh hoặc điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh.
2. Thủ tục trích xuất phạm nhân:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, trình tự và thủ tục trích xuất phạm nhân sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Gửi văn bản đề nghị gia lệnh trích xuất phạm nhân. Các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có yêu cầu thực hiện thủ tục trích xuất phạm nhân sẽ cần phải gửi văn bản yêu cầu trích xuất phạm nhân cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có yêu cầu trích xuất phạm nhân, để người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất phạm nhân theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, vấn đề gửi văn bản đề nghị gia lệnh trích xuất phạm nhân sẽ được quy định cụ thể như sau:
– Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu trích xuất hạt nhân, nếu không thuộc thẩm quyền ra lệnh trích xuất phạm nhân, cơ quan thi hành án hình sự sẽ cần phải gửi văn bản đề nghị trích xuất phạm nhân kèm theo bản sao của các loại giấy tờ, tài liệu yêu cầu trích xuất phạm nhân của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đến cơ quan có thẩm quyền ra lệnh trích xuất phạm nhân, để từ đó ra lệnh trích xuất theo quy định của pháp luật. Khi gửi văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra lệnh trích xuất phạm nhân, cơ quan thi hành án hình sự cần phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan có yêu cầu trích xuất để cơ quan có yêu cầu biết;
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh, thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu khi nhận được văn bản yêu cầu trích xuất phạm nhân của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, nếu không thuộc thẩm quyền ra lệnh trích xuất phạm nhân thì sẽ thực hiện hoạt động đề nghĩ ra lệnh trích xuất như sau:
+ Trong trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam, tại các khu giam giữ thuộc cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ công an thì sẽ cần phải gửi văn bản đề nghị trích xuất phạm nhân đến thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ công an;
+ Trong trường hợp phạm nhân đang chấp hành án, giam giữ thuộc cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng thì cần phải gửi văn bản yêu cầu đề nghị trích xuất đến thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ quốc phòng;
+ Trong trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện thuộc công an cấp tỉnh khác quản lý, thì cần phải gửi văn bản đề nghị trích xuất đến thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh đó, để người có thẩm quyền xem xét và ra lệnh trích xuất;
+ Trong trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam cấp quân khu, thì cần phải gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đó, để chủ thể có thẩm quyền xem xét và ra lệnh trích xuất.
– Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu trích xuất phạm nhân, thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện cần phải gửi văn bản đề nghị người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu trích xuất gửi văn bản yêu cầu trích xuất đó đến thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh, để ra lệnh trích xuất hoặc đề nghị gia lệnh trích xuất phạm nhân theo thẩm quyền;
– Trường hợp nhận được yêu cầu trích xuất đối với phạm nhân nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi ở nơi chấp hành án, cơ quan được yêu cầu trích xuất cần phải có văn bản thông báo lại cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu trích xuất biết về việc phạm nhân đó đang có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng nơi chấp hành án để cân nhắc việc trích xuất phạm nhân.
Bước 2: Khi nhận được yêu cầu trích xuất phạm nhân, người có thẩm quyền cần phải ra lệnh trích xuất. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, có quy định cụ thể về việc gia lệnh trích xuất phạm nhân. Theo đó, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu hoặc văn bản đề nghị trích xuất phạm nhân, cơ quan có thẩm quyền ra lệnh trích xuất phạm nhân cần phải ra lệnh trích xuất, sau đó gửi lệnh trích xuất phạm nhân cho cơ quan đã đề nghị ra lệnh, cơ quan giao và cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất để thực hiện trên thực tế. Đồng thời, cần phải gửi văn bản đó đến cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ quốc phòng để kịp thời theo dõi và triển khai.
3. Nội dung cần phải có trong lệnh trích xuất phạm nhân:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trích xuất phạm nhân, học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử, và theo Điều 40 của Luật thi hành án hình sự năm 2019 có quy định cụ thể về các nội dung cần phải có trong lệnh trích xuất phạm nhân. Theo đó, lệnh trích xuất phạm nhân cần phải bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản như sau:
– Cơ quan, họ và tên, chức vụ của người ra lệnh trích xuất phạm nhân, cấp bậc của người ra lệnh trích xuất phạm nhân;
– Họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, ngày bị bắt, tội danh của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp hành án phạt tù của phạm nhân, nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù;
– Mục đích trích xuất phạm nhân, thời hạn trích xuất phạm nhân;
– Cơ quan có thẩm quyền, người nhận phạm nhân được trích xuất trên thực tế;
– Ngày tháng năm lệnh trích xuất phạm nhân, chữ ký của những người ra lệnh trích xuất phạm nhân, đóng dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra lệnh trích xuất phạm nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thi hành án hình sự năm 2019;
– Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trích xuất phạm nhân, học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử.