Hiện nay, hợp tác xã đang thực hiện rất tốt vai trò đảm bảo mức sống tối thiểu và công ăn việc làm cho người lao động. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã?
Mục lục bài viết
1. Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật hợp tác xã năm 2023 có quy định về việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký của hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có sự thay đổi một trong các nội dung về tên, địa chỉ của trụ sở chính, nâng cao sản xuất kinh doanh, bốn điều lệ, có sự thay đổi về người đại diện theo pháp luật, tên và địa chỉ hoặc người đại diện tại các chi nhánh, văn phòng đại diện thì theo quy định của pháp luật cần phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó. Quá trình thay đổi sẽ chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký;
– Khi hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã có sự thay đổi liên quan đến nội dung điều lệ, số lượng thành viên của hợp tác xã, hợp tác xã thành viên, thành viên của hội đồng quản trị, thành viên của ban kiểm soát, kiểm sát viên, thay đổi địa chỉ kinh doanh thì cần phải gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày thay đổi.
Như vậy thì có thể nói, quá trình thay đổi và bổ sung ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Hợp tác xã khi có sự thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh sẽ cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này được xác định là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Hợp tác xã sẽ tiến hành hoạt động gửi thông báo đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện. Sau khoảng thời gian 04 ngày làm việc được tính kể từ ngày nộp hồ sơ, người đại diện của hợp tác xã sẽ đến nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra tính hợp lý và nội dung của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được phiếu tiếp nhận. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ trao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã trong khoảng thời gian 04 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
2. Thành phần hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã:
Thành phần hồ sơ trong quá trình thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã theo quy định của pháp luật sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
– Thông báo về việc đăng ký kinh doanh, thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã theo mẫu do pháp luật quy định;
– Biên bản và nghị quyết của đại hội xã viên về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã;
– Đối với trường hợp thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì cần phải có thêm xác nhận của cơ quan nhà nước có thêm văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc có thêm chứng chỉ chứng minh số vốn pháp định của hợp tác xã đã ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Đối với trường hợp bổ sung, thay đổi ngành nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề thì cần phải có thêm bản sao hợp lệ các loại chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;
– Các loại giấy tờ và tài liệu khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Ngành, nghề kinh doanh hợp tác xã được quy định như thế nào?
Ngành, nghề kinh doanh hợp tác xã được quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
– Khi đăng ký thành lập hợp tác xã, khi đăng ký thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh, khi đề nghị cấp đổi sang giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp tác xã sẽ cần phải lựa chọn ngành nghề kinh tế cấp bốn trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam để ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã sẽ hướng dẫn và ghi nhận ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hợp tác xã;
– Đối với những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, thì ngành nghề kinh doanh đó sẽ được ghi nhận theo ngành nghề quy định cụ thể tại từng văn bản quy phạm pháp luật đó;
– Đối với ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, tuy nhiên được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác, thì ngành nghề kinh doanh đó sẽ được ghi nhận theo ngành nghề kinh doanh được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó;
– Đối với những ngành nghề kinh doanh không có trong Hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam, cũng chưa từng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác, thì cơ quan đăng ký hợp tác xã sẽ xem xét và ghi nhận cái nghề kinh doanh này vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hợp tác xã, nếu như nhận thấy các ngành nghề đó không thuộc các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thống kê thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư để bổ sung ngành nghề kinh doanh mới;
– Trong trường hợp hợp tác xã có nhu cầu đăng ký ngành nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành nghề kinh tế cấp bốn, thì hợp tác xã đó cần phải lựa chọn một ngành nghề kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã dưới ngành kinh tế cấp bốn, tuy nhiên cần phải đảm bảo ngành nghề kinh doanh chi tiết phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, nên đã kinh doanh của hợp tác xã sẽ được xác định là ngành nghề kinh doanh chi tiết mà hợp tác xã đã ghi nhận;
– Hợp tác xã sẽ được quyền lựa chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đó theo quy định của pháp luật, đồng thời cần phải đảm bảo đáp ứng được tất cả các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động của hợp tác xã. Việc quản lý nhà nước đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, và vấn đề kiểm tra việc chấp hành đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh của hợp tác xã trong quá trình hoạt động sẽ thuộc thẩm quyền của các cơ quan chuyên ngành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hợp tác xã năm 2023;
– Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/05/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã.