Theo quy định của pháp luật về hộ tịch, trường hợp người mẹ sinh con xong bỏ đi thì người cha vẫn có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Dưới đây là cách đăng ký khai sinh cho con khi người mẹ bỏ đi:
Mục lục bài viết
1. Người mẹ bỏ đi, cha có thể đăng ký khai sinh cho con được không?
Theo quy định, cha, mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong vòng 60 ngày tính từ ngày sinh con. Nếu như cha, mẹ không thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh cho đứa trẻ đó.
Trong trường hợp này, người cha có thể đăng ký khai sinh cho trẻ theo diện bị bỏ rơi hoặc thực hiện thủ tục cha nhận con, sau đó thực hiện đăng ký khai sinh.
Như vậy, trẻ em khi sinh ra có quyền được khai sinh. Đối với trường hợp mẹ bỏ đi, ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai sinh.
2. Cách đăng ký khai sinh cho con khi người mẹ bỏ đi:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký khai sinh gồm:
– Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu).
– Tờ khai đăng ký nhận cha, con (theo mẫu).
– Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh như: Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh hoặc giấy cam đoan về việc sinh.
– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có giấy tờ như mục trên thì cần có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Lưu ý: Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha con thì anh lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha con và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha con.
Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, con:
Để tiến hành thủ tục làm đăng ký khai sinh cho con khi mẹ bỏ đi, người cha phải tiến hành đồng thời thủ tục nhận con theo quy định.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, người có yêu cầu nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc nộp hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Nếu như không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay: người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
3. Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh cho con khi mẹ bỏ đi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH
Kính gửi: (1)………..
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ………Nơi cư trú: (2)…………
Giấy tờ tùy thân: (3)……….
Quan hệ với người được khai sinh: ……….
Đề nghị cơ quan đăng ký khai sinh cho người dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên:……….
Ngày, tháng, năm sinh: ……ghi bằng chữ: ……..
Giới tính:………. Dân tộc:……..Quốc tịch: ……..
Nơi sinh: (4)……..
Quê quán: ………..
Họ, chữ đệm, tên người mẹ: ……..
Năm sinh: (5)……..Dân tộc:……..Quốc tịch: ………
Nơi cư trú: (2) …….
Họ, chữ đệm, tên người cha: ………
Năm sinh: (5)……...Dân tộc:……..Quốc tịch: ……..
Nơi cư trú: (2) ………
Tôi cam đoan nội dung đề nghị đăng ký khai sinh trên đây là đúng sự thật, được sự thỏa thuận nhất trí của các bên liên quan theo quy định pháp luật.
Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.
Làm tại: ……, ngày ……. tháng ……… năm ……
Đề nghị cấp bản sao(6): Có |