Điểm đặc biệt của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tư pháp nằm trong hệ thống các CQTTNN được điều chỉnh của pháp luật về thanh tra.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Tư pháp là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, là cơ quan HCNN trung ương nên pháp luật tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tư pháp chịu sự điều chỉnh của pháp luật về hành chính. Điều này đặc biệt ở chỗ cơ quan thanh tra được tổ chức chuyên nghiệp hầu hết các cấp và các cơ quan HCNN mà không trực thuộc trực tiếp như một số cơ quan cấp tổng cục tổ chức các cơ quan trực thuộc tại địa phương. Điển hình đối với hệ thống các cơ quan tòa án hoặc viện kiểm sát được tổ chức các cấp theo cấp hành chính (trừ cấp xã), pháp luật quy định các cơ quan này có quan hệ về tổ chức và hoạt động (trừ hoạt động xét xử của tòa án) trực thuộc cơ quan cấp trên. Việc bổ nhiệm chức danh Chánh Thanh tra được thực hiện trên cơ sở nhất trí của thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp và CQTTNN cấp trên trực tiếp. Điều đặc biệt nữa đó là các hoạt động của cơ quan thanh tra có nhiều nét gần giống với hoạt động tư pháp khác như hoạt động điều tra như hoạt động tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu đối với các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hay các hoạt động làm việc với đối tượng để phục vụ công tác xác minh. Nét đặc trưng của các hoạt động thanh tra tuy có sự tương đồng nhất định với các hoạt động tư pháp nhưng chủ yếu vẫn được quy định tại các quy định pháp luật về hành chính. Sự chuyển tiếp giữa hoạt động thanh tra với hoạt động tư pháp là việc chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm của CQTTNN sang cơ quan điều tra để tiến hành các hoạt động tố tụng. Thanh tra Bộ Tư pháp cũng có sự đặc biệt về hoạt động đối với một trong các giai đoạn tố tụng đó là tiến hành xác minh các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến các cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự của các cơ quan này. Tuy nhiên có một số Bộ và cơ quan ngang Bộ (gọi tắt là cơ quan Bộ) có cơ cấu tổ chức có điểm khác biệt với quy định chung về cơ cấu tổ chức của cơ quan Bộ là Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thanh tra Chính phủ. Trong Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ không tổ chức cơ quan Thanh tra bộ hoặc tương đương thuộc hệ thống CQTTNN. Theo quy định tại Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là một đơn vị của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng thanh tra nhưng có cơ cấu tổ chức có điểm khác biệt với các cơ quan Thanh tra bộ khác. Thanh tra bộ chỉ có đơn vị cấp phòng cấu thành trong khi đó Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng nhà nước tổ chức các đơn vị gồm văn phòng, các vụ và các cục. Xét tổng thể cơ cấu, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng nhà nước có sự tương đồng với cơ quan cấp tổng cục. Trong khi đó Luật Thanh tra năm 2010 quy ước tên gọi là Thanh tra bộ và cơ cấu chung chủ yếu của Thanh tra bộ vẫn là tổ chức các phòng trực thuộc. Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ với Tổng Thanh tra Chính phủ là người đứng đầu ngành thanh tra, các tổ chức trực thuộc Thanh tra Chính phủ không có đơn vị nào tương đương Thanh tra bộ về vị trí, chức năng nhiệm vụ. Do đó, trong phạm vi luận văn chỉ phân tích các cơ quan Thanh tra bộ có cùng quy định về cơ cấu tổ chức làm tiêu chí để so sánh với Thanh tra Bộ Tư pháp.
CQTTNN và cụ thể là Thanh tra Bộ Tư pháp chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm pháp luật, trong đó có thể kể đến đó là:
Mục lục bài viết
- 1 1. Hiến pháp:
- 2 2. Pháp luật về thanh tra:
- 3 3. Pháp luật về tổ chức bộ máy:
- 4 4. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo:
- 5 5. Pháp luật về PCTN, lãng phí:
- 6 6. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
- 7 7. Pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực:
- 8 8. Pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính:
1. Hiến pháp:
Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 là văn bản chính trị – pháp lý, là đạo luật gốc, cơ bản của quốc gia. Hiến pháp phản ánh ý chí của toàn dân tộc. Hiến pháp năm 2013 có nhiều quy định mở đường cho việc tiếp tục cải cách và phát triển đất nước, tạo động lực thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, thúc đẩy hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam và hội nhập quốc tế. Hiến pháp năm 2013 quy định về các thiết chế tổ chức quyền lực nhà nước trong đó có Chính phủ. Triển khai Hiến pháp năm 2013, Chính phủ đã tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật làm cơ sở cho việc rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức trong đó có các bộ, cơ quan ngang bộ.
2. Pháp luật về thanh tra:
Luật Thanh tra năm 2010 quy định các CQTTNN gồm có Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ và cơ quan ngang bộ (Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Thanh tra huyện) [33, Điều 4, Khoản 1]. Thanh tra Bộ Tư pháp thuộc trong các cơ quan Thanh tra bộ. Trong Luật Thanh tra năm 2010 quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Thanh tra bộ. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra bộ còn được quy định chi tiết tại
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra bộ còn được quy định tại Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Thanh tra Bộ Tư pháp được quy định về tổ chức và hoạt động tại Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29/5/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp.
3. Pháp luật về tổ chức bộ máy:
Ngoài các quy định của pháp luật về thanh tra về tổ chức và hoạt động, các CQTTNN còn thuộc hệ thống các cơ quan HCNN vì vậy vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về tổ chức Chính phủ, tổ chức Quốc hội và tổ chức chính quyền địa phương. Trong hệ thống cơ quan mối, các quy định pháp luật xác lập hệ chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan hành chính đối với CQTTNN cùng cấp. Cơ cấu tổ chức của các CQTTNN được hình thành trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật về tổ chức Chính phủ và tổ chức chính quyền địa phương. Ngoài ra, các CQTTNN phải thực hiện các chế độ thông tin, báo cáo, giải trình và chịu giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Thanh tra bộ nằm trong cơ cấu tổ chức của cơ quan Bộ thuộc bộ máy HCNN ở trung ương. Bộ là cơ quan của Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ cấu tổ chức của các cơ quan Bộ được pháp luật quy định tại
Pháp luật tổ chức bộ máy đối với tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tư pháp được quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Thanh tra Bộ Tư pháp được quy định trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp cụ thể tại Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Các quy định này rất quan trọng để xác lập địa vị pháp lý và vị trí trong hệ thống cơ quan HCNN và căn cứ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Tư pháp.
4. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo:
Khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Nhà nước ban hành các VBQPPL quy định cụ thể quyền khiếu nại, quyền tố cáo, các trình tự thủ tục, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và những người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo. Luật Thanh tra năm 2010 có quy định chức năng QLNN của CQTTNN có trách nhiệm giúp cơ quan HCNN cùng cấp QLNN về công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo. Bên cạnh đó, căn cứ ban hành quyết định thanh tra có yêu cầu từ công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
Pháp luật về khiếu nại, tố cáo cụ thể Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2018 quy định trách nhiệm của các CQTTNN trong việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo hoặc giúp cơ quan HCNN cùng cấp giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo. Thanh tra bộ thực hiện các quy định pháp luật, các văn bản của cấp trên để tiến hành các hoạt động giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo. Đồng thời trong thẩm quyền của mình, Thanh tra bộ tham mưu cho Bộ trưởng ban hành các quy trình, quy chế cấp dụng các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong phạm vi các lĩnh vực quản lý của Bộ. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra bộ đều phải tổ chức một đơn vị, bộ phận thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công chức của Thanh tra bộ là người tiếp công dân của Bộ theo Luật Tiếp công dân năm 2013. Hoạt động giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo là hoạt động nhằm tăng cường kỷ cương trong QLNN, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, là căn cứ Thanh tra Bộ ban hành các quyết định thanh tra theo yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Pháp luật về PCTN, lãng phí:
Pháp luật về PCTN có mối quan hệ chặt chẽ đối với tổ chức và hoạt động của CQTTNN. Trong lịch sử kháng chiến cứu quốc và giải phóng đất nước, các sắc lệnh và các văn bản pháp luật về thanh tra đề quy định CQTTNN có nhiệm vụ chống quan liêu trong BMNN, chống tham ô, lãng phí và các biểu hiện tham nhũng khác. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và xây dựng đất nước đi theo con đường XHCN, công tác PCTN ngày càng được coi trọng và vai trò của các CQTTNN được thể hiện ở nhiều quy định pháp luật trong đấu tranh PCTN.
Pháp luật PCTN quy định nhiệm vụ PCTN là của toàn Đảng, toàn dân, của toàn bộ HTCT nhưng vai trò của CQTTNN được thể hiện rõ nhất là đầu mối thực hiện công tác PCTN trong các cơ quan HCNN.
Luật PCTN năm 2018 quy định việc thực hiện công tác PCTN cho CQTTNN. Trong đó việc xác định kiểm soát tài sản, thu nhập đối với người có chức vụ quyền hạn trong hệ thống các cơ quan HCNN là trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh. Đối với cơ quan Bộ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. Tuy không quy định cụ thể thẩm quyền của Thanh tra bộ trong việc giúp Bộ trưởng kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn thuộc cơ quan Bộ nhưng vẫn có trách nhiệm thực hiện công tác PCTN trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập. Bộ Tư pháp giao nhiệm vụ kiểm soát tài, sản thu nhập đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc quản lý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho Thanh tra Bộ Tư pháp. Việc thành lập cơ quan chuyên trách về kiểm soát tài sản, thu nhập và tiêu chuẩn của người thực hiện công tác kiểm soát tài sản, thu nhập đang được nghiên cứu để đưa vào các quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tư pháp trong thời gian tới. Luật PCTN năm 2018 còn đưa ra nhiều quy định trong công tác PCTN và trách nhiệm của CQTTNN, Thanh tra bộ thông qua hoạt động thanh tra. Tương tự đối với pháp luật thanh tra quy định mục đích của hoạt động thanh tra có nhiệm vụ PCTN. Hoạt động thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Pháp luật PCTN quy định cho các CQTTNN trách nhiệm thanh tra việc thực hiện pháp luật về PCTN. Do đó, hoạt động thanh tra bao hàm mục tiêu và động lực PCTN.
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và năm 2018 đề ra một số nhiệm vụ cho CQTTNN thực hiện một số thẩm quyền giúp thủ trưởng cơ quan QLNN tiến hành thanh tra về định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên. Nhiệm vụ thanh tra theo các tiêu chuẩn về định mức, tiêu chuẩn, chế độ giúp cơ quan QLNN xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức có hành vi lãng phí đối với ngân sách nhà nước, tài sản công, ngăn chặn việc khai thác, sử dụng tài nguyên không được phép hoặc vượt định mức. Trong hoạt động QLNN, việc sử dụng ngân sách, tài nguyên được cấp để đảm bảo công việc được hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhà nước khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm, tiêu hao ít hơn so với định mức được giao nhưng cũng xử lý nghiêm minh đối với trường hợp sử dụng lãng phí, vượt quá định mức cho phép mà không hoàn thành nhiệm vụ. Với vai trò của mình, CQTTNN giúp thủ trưởng cơ quan QLNN cùng cấp phát hiện các vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí xác định nguyên nhân và kiến nghị khắc phục. Nội dung thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cùng với mục đích nhằm ngăn ngừa tham nhũng phát sinh từ việc vi phạm định mức nhất là việc sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng tài nguyên và tài sản cộng trong khu vực nhà nước.
6. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
Một trong những mục đích của hoạt động thanh tra đối với xã hội là xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật được đánh giá ở nhiều mức độ căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Đối với các hành vi tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự sẽ xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự. Hoạt động thanh tra xem xét chủ yếu đến việc vi phạm pháp luật về hành chính, đối với các vụ việc có dấu hiệu tội phạm sẽ được chuyển cho cơ quan điều tra để tiến hành các hoạt động tố tụng. Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội, mức độ nguy hiểm của vi phạm hành chính thấp hơn tội phạm. Ngăn chặn và phát hiện vi phạm hành chính nhằm hạn chế việc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, cá nhân, lợi ích chung của xã hội, gây mất trật tự kỷ cương trong các lĩnh vực QLNN cũng như ngăn chặn các hành động dẫn đến tội phạm. Pháp
Hoạt động xử lý vi phạm hành chính của CQTTNN chủ yếu tiến hành thông qua các hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực QLNN của các cơ quan HCNN. Trong pháp luật về thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu CQTTNN và Thanh tra viên. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính cũng được quy định tại pháp luật tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra trong các ngành, lĩnh vực. Mỗi ngành, lĩnh vực lại được Chính phủ ban hành các VBQPPL về các hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt tương ứng. Từ những văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là căn cứ xác định vi phạm hành chính, thủ tục tiến hành xử phạt và hình thức xử phạt trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, tăng cường tính răn đe, giáo dục ý thức xã hội của cơ quan HCNN nói chung và thông qua hoạt động thanh tra nói riêng.
Thanh tra Bộ Tư pháp được pháp luật thanh tra quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra bộ. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp thông qua Nghị định định số 54/2014/NĐ- CP ngày 29/5/2014 với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thông qua các hoạt động thanh tra trong đó có Thanh tra Bộ Tư pháp. Đối với các lĩnh vực Bộ Tư pháp quản lý, Chính phủ ban hành
Thông qua các quy định về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của CQTTNN có thể thấy sự quan trọng của việc áp dụng các chế tài xử phạt hành chính đối với đối tượng vi phạm hành chính nhất là trong các hoạt động thanh tra.
7. Pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực:
Quá trình đổi mới và định hướng xây dựng NNPQ XHCN đòi hỏi BMNN chuyển từ cơ chế quản lý bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý bằng cơ chế, chính sách, pháp luật. Hoạt động thanh tra xem xét, đánh giá đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Pháp luật thanh tra chỉ quy định về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra. Khi đưa ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý yêu cầu cơ quan thanh tra phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung thanh tra là các văn bản quản lý về ngành, lĩnh vực. Trong quá trình thanh tra, xử lý các sai phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo đòi hỏi phải căn cứ pháp luật của ngành, lĩnh vực để các CQTTNN làm cơ sở pháp lý áp dụng.
Các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội đều có các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh. Mỗi ngành, lĩnh vực quản lý lại được các cơ quan HCNN các cấp quản lý theo cấp độ quy mô và lãnh thổ. CQTTNN căn cứ vào phạm vi và lĩnh vực thủ trưởng cơ quan HCNN cùng cấp để tiến hành tham mưu giải quyết theo thẩm quyền được giao. Thanh tra bộ là cơ quan tham mưu về công tác thanh tra cho Bộ trưởng, thẩm quyền thanh tra của Thanh tra bộ chỉ giới hạn trong các ngành, lĩnh vực cơ quan Bộ quản lý. Các ngành, lĩnh vực Bộ Tư pháp quản lý tương ứng với các VBQPPL của ngành, lĩnh vực là căn cứ để Thanh tra Bộ Tư pháp tiến hành các hoạt động thanh tra. Sự giới hạn đối với công tác thanh tra trong các ngành, lĩnh vực Bộ Tư pháp quản lý được quy định thẩm quyền được thanh tra hoặc không được thanh tra cụ thể tại các văn bản pháp luật chuyên ngành lĩnh vực đó. Ngoài ra, các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của quản lý của Bộ Tư pháp nhưng là căn cứ quan trọng để Thanh tra Bộ Tư pháp tiến hành các hoạt động thanh tra như các các hoạt động thanh tra có nội dung về tổ chức cán bộ, quản lý tài chính, ngân sách, lao động… Những căn cứ này rất quan trọng cho việc tiến hành các hoạt động thanh tra nhất là trong các hoạt động liên quan đến hành chính, các cơ quan HCNN và cá nhân chấp hành các quy định pháp luật hành chính.
8. Pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính:
Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự là những VBQPPL quy định về việc đấu tranh chống các hành vi tội phạm, một dạng của hành vi vi phạm pháp luật. Cơ quan thanh tra không phải là một cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Tuy nhiên trong
Đối với những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa gây nguy hiểm cho xã hội đến mức trở thành tội phạm, CQTTNN có quyền kết luận, áp dụng biện pháp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý bằng các biện pháp hành chính. Hoạt động thanh tra với vai trò giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các kết luận, kiến nghị, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của CQTTNN là cơ sở để cá nhân, tổ chức sử dụng trong hoạt động tố tụng hành chính. Việc cá nhân, tổ chức căn cứ vào kết quả của CQTTNN trong quá trình tố tụng hành chính nhằm đảm bảo các quyền, lợi ích của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện sự công bằng của pháp luật.