Vốn điều lệ hợp tác xã được các thành viên sử dụng để thành lập, duy trì hoạt động của hợp tác xã trên thực tế. Vậy, Thành viên được góp vốn hơn 20% vốn điều lệ hợp tác xã có vi phạm pháp luật không?
Mục lục bài viết
1. Thành viên có được góp vốn hơn 20% vốn điều lệ hợp tác xã?
Hiện nay, vốn điều lệ được hiểu là tổng số vốn do thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện góp hoặc có những thông tin thể hiện sự cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Vấn đề sở hữu vốn điều lệ là một trong những nội dung nhận nhiều sự quan tâm của cá nhân có tham gia vào hợp tác xã. Việc thành viên hợp tác xã có được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã không, được quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012, cụ thể:
– Trong trường hợp hợp tác xã, vốn góp của thành viên sẽ được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã;
– Xét đến trường hợp liên hiệp hợp tác xã sở hữu vốn góp thì theo quy định vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
– Những thông tin về thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ cũng phải đảm bảo, nhưng cần lưu ý rằng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, môc thời gian này sẽ được tính kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp;
Bên cạnh đó, đối với quy định tại Điều 74 Luật Hợp tác xã năm 2023 ( có hiệu lực 1/7/2024) thì những nội dung về góp vốn điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có sự điều chỉnh nhất định như sau:
– Phần vốn góp của thành viên chính thức được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của Luật này và Điều lệ về vốn góp tối thiểu và vốn góp tối đa. Theo quy định thì vốn góp tối đa không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã và không quá 40% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã;
– Cần đảm bảo rằng, tổng phần vốn góp của tất cả thành viên liên kết góp vốn được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của Điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã và không quá 40% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã;
– Tổng phần vốn góp của tất cả thành viên là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Với các quy định nêu trên, tính đến ngày 1/7/2024 sẽ áp dụng quy định của Luật Hợp tác xã mới với phần vốn góp tối đa của thành viên hợp tác xã là 30% vôn điều lệ hợp tác xã, còn trong trường hợp Luật Hợp tác xã 2012 còn hiệu lực thì thành viên hợp tác xã không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã như đã trình bày nêu trên.
2. Việc để cho thành viên góp vốn hơn 20% vốn điều lệ của hợp tác xã thì hợp tác xã thì bị xử phạt bao nhiêu?
Những nội dung leien quan đến mức xử phạt về hành vi vi phạm quy định về mức vốn điều lệ góp vốn trong hợp tác xã được quy định tại điểm b khoản 2, điểm e khoản 4 Điều 67 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
– Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Hành động góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi chưa được Đại hội thành viên quyết định, thông qua mà cố tính thực hiện;
+ Chấp thuận để cho một thành viên góp vốn lớn hơn 20% tổng số vốn góp của hợp tác xã hoặc một hợp tác xã thành viên góp vốn lớn hơn 30% tổng số vốn góp của liên hiệp hợp tác xã.
– Bên cạnh quy định về mức xử phạt thì có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
– Có thể bị buộc bổ sung đủ số vốn như đã đăng ký trong trường hợp không huy động đủ số vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 67;
– Trong một số trường hợp thì buộc cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 67;
– Đồng thời đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 thì buộc hoàn trả các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Buộc điều chỉnh tổng mức đầu tư của việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 67;
– Việc thông báo với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cũng là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả khi trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều 67;
– Bên cạnh đó, buộc điều chỉnh lại tỷ lệ vốn góp phù hợp với quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền quy định được ghi nhận trong Nghị định này sẽ là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Còn xét đến trường hợp cá nhân thực hiện hành vi cùng vơi hành vi vi phạm của tổ chức thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, hợp tác xã cho phép một thành viên góp vốn hơn 20% vốn điều lệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Không chỉ thế, hợp tác xã này còn bị buộc điều chỉnh lại tỷ lệ vốn góp phù hợp với quy định.
3. Hợp tác xã thay đổi vốn điều lệ thì phải đăng ký với cơ quan nào?
Phần trăm vốn điều lệ của thành viên trong hợp tác xã hoàn toàn có thể được điều chỉnh nếu cá nhân có yêu cầu. Hiện nay căn cứ theo Điều 28 Luật Hợp tác xã năm 2012 đã quy định nội dung về thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong một số trường hợp sau:
– Nếu trên thực tế có phát sinh trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi một trong các nội dung về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; thông tin về tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc thay đổi chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký;
– Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi nội dung điều lệ, số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, địa điểm kinh doanh thì phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thay đổi;
Theo đó, hợp tác xã thay đổi vốn điều lệ thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cụ thể là phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính theo khoản 1 Điều 6
– Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư;
– Hoặc hợp tác xã đăng ký tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 107/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.