Để doanh nghiệp tái bảo hiểm có thể được thành lập và hoạt động theo đúng quy định thì vấn đề vốn điều lệ tối thiểu cũng phải đảm bảo. Vậy vốn điều lệ tối thiểu đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Vốn điều lệ tối thiểu đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm?
Vốn điều lệ được biết đến là một trong những yếu tố quyết định đến việc thành lập, duy trì hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp tái bảo hiểm. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. việc thành lập doanh nghiệp tùy thuộc vò loại hình khác nhau thì sẽ có mức tối thiểu vốn điều lệ khác nhau. Trong phạm vi bài viết thì vốn điều lệ tối thiểu đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được quy định tại Điều 35 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP như sau:
– Liên quan đến mức vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
+ Khi tiến hành kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn tối thiểu là 750 tỷ đồng Việt Nam;
+ Hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí thì mức vốn được tăng lên 1.000 tỷ đồng Việt Nam;
+ Xét đến trường hợp, kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí thì 1.300 tỷ đồng Việt Nam là mức vốn tối thiểu phải đảm bảo;
– Liên quan đến vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì:
+ Con số 400 tỷ đồng Việt Nam là mức phí được áp dụng cho mô hình kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh thì cần đảm bảo vốn tối thiểu 450 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 500 tỷ đồng Việt Nam thì mới đảm bảo theo quy định;
+ Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam.
– Đặc biệt, Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm cần tuân thủ rằng:
+ Khi tiến hành kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn 500 tỷ đồng Việt Nam được xác định là mức tối thiểu cần chuẩn bị;
+ Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn là 900 tỷ đồng Việt Nam
+ Mức tối thiểu trong kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 1.400 tỷ đồng Việt Nam.
– Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều này thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ và ký quỹ theo quy định.
Đối chiếu với quy định, pháp luật ghi nhận vốn điều lệ tối thiếu của doanh nghiệp tái bảo hiểm được chia thành nhiều mức khác nhau phụ thuộc vào loại hình tái bảo hiểm. Ngày nay, thì mức vốn điều lệ tối thiểu cao nhất đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm là 1.400 tỷ đồng Việt Nam.
2. Tài sản nào được dùng để góp vốn điều lệ?
Bên cạnh việc cung cấp các thông tin thể hiện cách hiểu về vốn điều lệ mà trong
– Cá nhân, tổ chức lựa chọn tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, đồng thời những loại tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam;
– Việc góp vốn chỉ được diễn ra nếu cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 34 thì mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn và được chấp thuận theo quy định của pháp luật.
– Hiện nay, những tài sản dùng để góp vốn điều lệ bao gồm: Đồng Việt Nam; Ngoại tệ tự do chuyển đổi; Vàng; Quyền sử dụng đất; Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật; Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Cũng theo hướng dẫn tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty:
– Tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất: Phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho công ty.
– Tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn: Phải giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thông qua tài khoản.
3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 80/2019/NĐ-CP thì vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định với các nội dung sau:
– Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
+ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
– Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
+ Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
– Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.
– Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:
+ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam;
– Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
+ Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Nghị định số 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.