Theo quy định, các doanh nghiệp cần phải thực hiện hoạt động báo cáo định kỳ về quá trình tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề báo cáo định kỳ doanh nghiệp có 100% vốn của UBND cấp tỉnh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Báo cáo định kỳ doanh nghiệp 100% vốn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- 2 2. Các hình thức xử lý nhà, đất khi thực hiện thủ tục sắp xếp lại của doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nắm 100% vốn điều lệ:
- 3 3. Nguyên tắc sắp xếp lại, xử lý tài sản công của doanh nghiệp có 100% vốn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
1. Báo cáo định kỳ doanh nghiệp 100% vốn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 2 của
– Cơ quan, tổ chức và các đơn vị. Trong đó bao gồm: Cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức xã hội và tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội;
– Các loại hình doanh nghiệp, bao gồm:
+ Doanh nghiệp theo quy định được xếp vào loại hình cấp I. Bao gồm các tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước, công ty độc lập do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng Chính sách xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ; công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp có vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ;
+ Doanh nghiệp theo quy định được xếp vào loại hình cấp II, có tỷ lệ % (phần trăm) vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xếp vào loại hình cấp I nhân với (x) tỷ lệ % (phần trăm) vốn góp của doanh nghiệp cấp I vào doanh nghiệp được xếp vào loại hình cấp II chiếm trên 50% vốn điều lệ;
+ Doanh nghiệp theo quy định được xếp vào loại hình cấp III, có tỷ lệ % (phần trăm) vốn nhà nước tại doanh nghiệp cấp I nhân với (x) tỷ lệ % (phần trăm) vốn góp của doanh nghiệp được xếp vào loại hình cấp I vào doanh nghiệp được xếp vào loại hình cấp II nhân với (x) tỷ lệ % (phần trăm) vốn góp của doanh nghiệp cấp II vào doanh nghiệp cấp III chiếm trên 50% vốn điều lệ.
– Các doanh nghiệp không thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (sau được sửa đổi tại Nghị định 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công), thì việc quản lý và sử dụng nhà đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Theo đó, doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nắm 100% vốn điều lệ theo quy định được xếp vào loại hình doanh nghiệp cấp I thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ sắp xếp lại và xử lý nhà đất khi có căn cứ phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà và đất. Các doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nắm 100% vốn điều lệ sẽ phải thực hiện chế độ báo cáo hằng quý khi cơ quan cấp trên có yêu cầu.
2. Các hình thức xử lý nhà, đất khi thực hiện thủ tục sắp xếp lại của doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nắm 100% vốn điều lệ:
Doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nắm 100% vốn điều lệ thực hiện xử lý nhà, đất khi thực hiện sắp xếp lại bằng những hình thức được quy định tại Điều 7 của Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (sau được sửa đổi tại Nghị định 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công). Cụ thể như sau:
– Giữ lại tiếp tục sử dụng trên thực tế;
– Thu hồi hoặc thực hiện thủ tục điều chuyển;
– Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Chuyển mục đích sử dụng đất;
– Chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý;
– Tạm giữ lại để tiếp tục sử dụng trên thực tế;
– Sử dụng nhà đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức của Hợp đồng xây dựng – chuyển giao.
Như vậy có thể nói, khi thực hiện thủ tục sắp xếp lại theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ có các hình thức xử lý nhà đất theo như phân tích nêu trên.
3. Nguyên tắc sắp xếp lại, xử lý tài sản công của doanh nghiệp có 100% vốn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các nguyên tắc sắp xếp lại và xử lý tài sản công của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp có 100% vốn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Vấn đề này đang được quy định cụ thể tại Điều 3 của Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (sau được sửa đổi tại Nghị định 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công). Theo đó, nguyên tắc sắp xếp lại và xử lý tài sản công được quy định cụ thể như sau:
– Việc sắp xếp lại và xử lý tài sản công cần phải đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên theo quy định của pháp luật, quá trình áp dụng cần phải được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn và định mức của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền ban hành, cần phải được thực hiện theo đúng mục đích sử dụng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc cho thuê, cần phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước đó;
– Việc sắp xếp lại và xử lý tài sản công cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Đối với tài sản công đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tranh chấp, hoặc các loại tài sản công đang trong thời hạn góp vốn, liên doanh, liên kết theo đúng quy định của pháp luật với các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội theo hình thức thành lập pháp nhân mới, thì theo quy định của pháp luật hiện nay, quá trình sắp xếp lại và xử lý tài sản công trong trường hợp này sẽ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng về việc xử lý tranh chấp, hoặc sau khi kết thúc việc góp vốn, liên doanh hoặc liên kết trên thực tế;
– Việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất do các cơ quan, tổ chức, do các đơn vị và các doanh nghiệp quản lý, sử dụng trên thực tế theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được thực hiện sau khi có phương án tổng thể. Trong trường hợp cần thiết thì cần phải thực hiện hoạt động sắp xếp lại, xử lý trước khi có phương án tổng thể, khi đó, cơ quan và người có thẩm quyền cần phải phê duyệt phương án về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (sau được sửa đổi tại Nghị định 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công;
– Nghị định 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.