Việc thực hiện hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực tiễn đời sống con người. Dưới đây là quy định của pháp luật về hồ sơ và thủ tục đề nghị khảo nghiệm giống thuỷ sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản:
Trước hết, pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về hoạt động đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản. Trong thời buổi khoa học phát triển như hiện nay thì vấn đề khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống thủy sản đóng vai trò vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật thủy sản năm 2017 có đưa ra khái niệm cụ thể về thuật ngữ khảo nghiệm giống thủy sản. Theo đó, khảo nghiệm giống thủy sản là hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi giống thủy sản trong môi trường điều kiện nhất định, đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật, theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định nhằm mục đích xác định tính khác biệt, ổn định, đồng nhất về năng suất, chất lượng và khả năng kháng bệnh, từ đó đánh giá tác hại của giống thủy sản đưa vào khảo nghiệm. Trong đó, giống thủy sản là khái niệm để chỉ loại động vật thủy sản, dong, tạo dùng để sản xuất giống, giống thuỷ sản là nguồn giống sử dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trong đó bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mạnh cơ thể, bao tử và con giống. Như vậy có thể nói, giống thuỷ sản vô cùng phong phú và đa dạng.
Trong quá trình đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản, chuẩn bị hồ sơ và tài liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (sửa đổi tại Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản), có quy định cụ thể về hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thủy sản sẽ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản, đây cũng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề nghị khảo nghiệm giống thuỷ sản trên thực tế. Thành phần hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau:
– Đơn đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản theo mẫu do pháp luật quy định. Hiện nay đang được sử dụng theo mẫu số 07.NT ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
– Bản chính đề cương khảo nghiệm giống thủy sản được lập theo mẫu do pháp luật quy định. Hiện nay đang được sử dụng theo mẫu số 08.NT ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Như vậy có thể nói, trong quá trình thực hiện thủ tục đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản, cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu nêu trên. Nhìn chung, hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản khá đơn giản.
2. Thủ tục đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản:
Trình tự và thủ tục đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (sửa đổi tại Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản). Theo đó, thủ tục đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Các cơ sở muốn thực hiện thủ tục đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống thì sàn sẽ gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản. Thành phần hồ sơ sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, theo như phân tích nêu trên.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nếu nhận thấy hồ sơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức hoạt động kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo mẫu do pháp luật quy định. Hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 09.NT ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Tổng cục thủy sản là cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề cương cảm nghiệm và ban hành quyết định cho phép khẩu hiệu theo mẫu số 10.NT ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Đồng thời, Tổng cục thủy sản cũng sẽ cấp phép nhập khẩu giống thủy sản cho các tổ chức và cá nhân đề nghị khảo nghiệm giống thuỷ sản để phục vụ cho quá trình khảo nghiệm nếu nhận thấy sản phẩm đó là sản phẩm nhập khẩu. Trong trường hợp không đạt kết quả theo yêu cầu thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Tổng cục thủy sản gửi văn bản đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm giống thủy sản để giám sát quá trình khảo nghiệm đó.
Bên cạnh đó, nội dung khảo nghiệm giống thì sản cũng cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nội dung khảo nghiệm giống thủy sản sẽ bao gồm các vấn đề sau: căn cứ đặc điểm sinh học từng loại thuỷ sản và căn cứ vào mục đích sử dụng để xây dựng đề cương khảo nghiệm giống thì sản trên thực tế nhằm xác định tính khác biệt, ổn định, tính đồng nhất với năng suất, chất lượng và khả năng kháng bệnh của các loại thuỷ sản, từ đó đánh giá tác hại của các loài thủy sản đưa vào khảo nghiệm. Giám sát quá trình khảo nghiệm giống thì sản sẽ được thực hiện như sau:
– Cơ quan giám sát: cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản;
– Nội dung giám sát: theo nội dung đề cương khảo nghiệm giống thì sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thủy sản phê duyệt;
– Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày kết thúc quá trình khảo nghiệm giống thủy sản, các đơn vị giám sát khảo nghiệm giống thủy sản cần phải gửi báo cáo kết quả giám sát về cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thủy sản.
Về vấn đề kiểm tra hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản, Tổng cục thủy sản sẽ tiến hành hoạt động tổ chức kiểm tra quá trình khảo nghiệm giống thuỷ sản trên thực tế, nội dung kiểm tra sẽ được thực hiện theo nội dung ghi nhận trong đề cương khảo nghiệm giống thì sao đã được phê duyệt trước đó. Đối với vấn đề công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản cũng cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thủy sản sẽ tiến hành tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, từ đó ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản. Trong trường hợp không công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong văn bản đó nêu rõ lý do chính đáng.,
– Đối với giống thủy sản chưa có tên trong danh mục các loại thuỷ sản được phép kinh doanh trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau khi ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc, Tổng cục thủy sản cần phải tham mưu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, cụ thể là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn, sau đó trình lên Chính phủ để bổ sung vào Danh mục các loại thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
3. Điều kiện của các cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, có quy định về điều kiện của các cơ sở khảo nghiệm giống thì sản. Cụ thể như sau:
– Có phòng thử nghiệm đáp ứng đầy đủ điều kiện để theo dõi, kiểm tra và đánh giá các tiêu chí theo đề cương khảo nghiệm giống thủy sản;
– Trường hợp khảo nghiệm tại các giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thì cần phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật thủy sản năm 2017, và Điều 20 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Trường hợp khảo nghiệm trong giai đoạn nuôi dưỡng thương phẩm thì cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật thủy sản năm 2017 và Điều 34 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
– Cần phải đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học và bảo vệ môi trường. Khu khảo nghiệm giống thủy sản cần phải áp dụng các biện pháp ngăn cách với các khu sản xuất giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thủy sản 2017;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
– Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.