Hiện nay, mỹ phẩm là một trong những ngành công nghiệp phát triển vô cùng mạnh mẽ trên thị trường của Việt Nam và khi đưa ra thị trường phải thực hiện thủ tục công bố theo thủ tục luật định. Vậy phiếu công bố mỹ phẩm theo quy định của pháp luật sẽ có thời hạn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phiếu công bố mỹ phẩm có thời hạn như thế nào?
Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hay còn được gọi là số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm (sau được sửa đổi tại Thông tư 29/2020/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành), có quy định cụ thể về phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Theo đó, phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm là số do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp khi tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật. Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sẽ có giá trị chứng nhận sản phẩm mỹ phẩm đó đã được các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường khai báo với các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về việc mỹ phẩm sẽ được lưu hành trên thị trường, có giá trị chứng nhận sản phẩm mỹ phẩm đó đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, đáp ứng được tất cả các yêu cầu của hiệp định mỹ phẩm ASEAN và các phụ lục khác kèm theo.
Như vậy có thể nói, phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có thể hiểu là khi, một tổ chức hoặc cá nhân muốn đưa các sản phẩm mỹ phẩm lưu hành trên thị trường thì cần phải làm phiếu này để chứng minh rằng, sản phẩm mỹ phẩm đó đã đảm bảo tính an toàn, đảm bảo tính hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các điều kiện và các yêu cầu theo quy định của pháp luật, đồng thời được đăng ký khai báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó nâng cao niềm tin của người tiêu dùng trong quá trình mua bán và sử dụng sản phẩm.
Pháp luật hiện nay cũng đã có quy định cụ thể về thời hạn của phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm (sau được sửa đổi tại Thông tư 29/2020/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành), có quy định cụ thể về hiệu lực của số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Theo đó, số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sẽ có giá trị trong khoảng thời hạn 05 năm được tính kể từ ngày cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi hết thời gian 05 năm đó, các tổ chức hoặc cá nhân khi muốn tiếp tục đưa sản phẩm mỹ phẩm lưu hành, lưu thông trên thị trường thì cần phải công bố lại trước khi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn trên thực tế và phải có nghĩa vụ nộp lệ phí theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy có thể nói, phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sẽ có giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 05 năm được tính kể từ ngày cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đưa mỹ phẩm ra lưu thông sau khi phiếu công bố mỹ phẩm hết thời hạn thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo như phân tích ở trên, phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sẽ có giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 05 năm được tính kể từ ngày cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi hết thời gian đó, nếu như các tổ chức và cá nhân muốn tiếp tục đưa các sản phẩm mỹ phẩm lưu hành trên thị trường thì cần phải công bố lại trước khi phiếu công bố mỹ phẩm hết hạn trên thực tế. Hành vi đưa mỹ phẩm ra lưu hành trên thị trường sau khi phiếu công bố mỹ phẩm hết thời hạn sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính theo các điều luật tương ứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 68 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau được sửa đổi tại Nghị định 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Kê khai không đúng, không đầy đủ các nội dung trong phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
+ Có hành vi thay đổi nội dung đã công bố hoặc đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trên thực tế nhưng chưa được sự chấp nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu hành trên thị trường khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trên thực tế, hoặc các đối tượng có hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu hành trên thị trường sau khi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã hết thời hạn sử dụng mà chưa thực hiện thủ tục công bố lại theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi giả mạo tài liệu, giả mạo giấy tờ, sử dụng con dấu giả, giả mạo chữ ký phải ra mẫu con dấu của cơ quan chức năng Việt Nam hoặc các cơ quan nước ngoài, giả mạo các loại giấy tờ và tài liệu, con dấu của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm trong hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm;
– Hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm trong khoảng thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể đợi dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc phải thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm vi phạm quy định của pháp luật, bắt buộc phải nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy có thể nói, khi các chủ thể có hành vi đưa mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường sau khi phiếu công bố mỹ phẩm đã hết thời hạn sử dụng thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức xử phạt nêu trên sẽ được áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp 02 lần cá nhân, tức là sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
3. Quy định về thủ tục gia hạn phiếu công bố mỹ phẩm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục gia hạn phiếu công bố mỹ phẩm sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Đơn yêu cầu gia hạn phiếu công bố mỹ phẩm theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lại
– Phiếu công bố mỹ phẩm được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các loại giấy tờ và tài liệu khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở y tế nơi đặt nhà máy sản xuất mỹ phẩm đó. Có nhiều cách thức để nộp hồ sơ khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm và có nghĩa vụ ban hành số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Bước 4: Trả kết quả.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm;
– Thông tư 29/2020/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;
– Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
– Nghị định 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.