Giấy phép tư vấn cho ngành điện lực được cấp cho các tổ chức, cá nhân để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề sửa đổi và bổ sung giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực?
Mục lục bài viết
1. Sửa đổi, bổ sung giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực:
Căn cứ theo Điều 38 của
– Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến như tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện lực (trong đó không bao gồm hoạt động lập dự án đầu tư, hoạt động đấu thầu các công trình điện lực) và tư vấn giám sát thi công các công trình điện lực (trong đó bao gồm thi công nhà máy thủy điện, thi công nhà máy nhiệt điện, thi công các đường dây và trạm biến áp);
– Điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực sẽ chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình có liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện lực, các hạng mục công trình xây dựng áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
– Đối với các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo theo nguyên lý sử dụng sức nước, sức gió và quang năng sẽ được phân hạn và áp dụng điều kiện cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực tương tự giống như công trình nhà máy thủy điện;
– Đối với nhà máy sử dụng điện năng tái tạo theo nguyên lý chuyển đổi từ nhiệt năng sẽ được phân hạn và áp dụng các điều kiện cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực tương tự giống như các nhà máy nhiệt điện.
Như vậy có thể nói, sẽ bao gồm các hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực như sau:
– Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện (trong đó không bao gồm hoạt động lập dự án đầu tư vào hoạt động đấu thầu công trình điện);
– Tư vấn giám sát thi công các công trình điện, trong đó bao gồm thi công nhà máy thủy điện, thi công nhà máy nhiệt điện, đường dây và các trạm biến áp.
Pháp luật hiện nay cũng đã có quy định cụ thể về vấn đề sửa đổi và bổ sung giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực. Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 02 Mục A thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương, có quy định về trình tự và thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, trình tự và thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép chuyên ngành điện lực thông qua hình thức trực tuyến sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Các tổ chức, cá nhân đề nghị sửa đổi giấy phép sẽ thực hiện hoạt động đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công thương, sau đó sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nếu như nhận thấy các loại tài liệu và giấy tờ còn thiếu, cần phải bổ sung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cần phải trả lời bằng văn bản yêu cầu bổ sung theo đúng quy định của pháp luật. Trong khoảng thời hạn 60 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi tài liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân đề nghị cấp giấy phép sẽ phải bổ sung và sửa đổi tài liệu có liên quan trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ công thương. Khi hết thời hạn nêu trên, các tổ chức và cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực sẽ có quyền trả lại hồ sơ đề nghị, ra văn bản từ chối, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Trong khoảng thời hạn 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ công an, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ.
Thứ hai, trình tự và thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực không thông qua hình thức trực tuyến được thực hiện như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sửa đổi, bổ sung giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để một đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong khoảng thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi hoặc bổ sung giấy phép trên cành điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực sẽ có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu nhận thấy hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ. Trong văn bản thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin có liên quan để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Trong khoảng thời hạn 60 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung và sửa đổi số liệu, sửa đổi các thông tin có liên quan của cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân đề nghị cấp giấy phép sẽ cần phải bổ sung và sửa đổi các thông tin có liên quan đó, sau đó trả lời bằng văn bản gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu như hết thời hạn nêu trên, các tổ chức và cá nhân không sửa đổi, không bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực hoàn toàn có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Bước 3: Trong khoảng thời hạn 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ thẩm định hồ sơ, sau đó có thể phép hoạt động điện lực cho người nộp hồ sơ. Đối với trường hợp hồ sơ có dung tích lớn hoặc các loại tài liệu theo quy định không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì bắt buộc sẽ cần phải nộp hồ sơ dưới hình thức trực tuyến hoặc gửi hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu sửa đổi, bổ sung giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực.
2. Thành phần hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực:
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương, có quy định về thành phần và số lượng hồ sơ để có thể thực hiện thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực. Theo đó, thành phần hồ sơ để có thể sửa đổi, bổ sung giấy phép tư vấn cho ngành điện lực sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập, giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các tổ chức đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực;
– Các loại tài liệu và giấy tờ chứng minh quá trình chuyển giao tài sản, tài liệu chứng minh quá trình chuyển giao nhân sự hoặc tài liệu về đội ngũ trực tiếp tham gia vào quá trình tư vấn chuyên ngành điện lực;
– Các loại giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Yêu cầu, điều kiện sửa đổi, bổ sung giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực:
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương, có quy định yêu cầu và điều kiện thực hiện thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công Thương như sau:
– Đảm bảo yêu cầu, điều kiện như đối với trường hợp cấp mới;
– Có sự thay đổi tên, có sự thay đổi về địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép hoặc tổ chức đề nghị cấp giấy phép nhận chuyển giao tài sản từ đơn vị đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Điện lực năm 2022;
– Quyết định 1206/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.