Trong thời đại internet hiện nay, các viễn thông trên biển đóng vai trò vô cùng quan trọng, chiếm điều lượng dữ liệu lớn nhất thế giới. Dưới đây là quy định của pháp luật về thủ tục xin cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông biển:
Để có thể được cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, các doanh nghiệp xin cấp giấy phép cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Điều kiện mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng để được cấp giấy phép lắp đặt các thiết thông trên biển bao gồm:
– Cần phải cam kết tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Cam kết không gây ô nhiễm môi trường biển trái quy định của pháp luật;
– Các doanh nghiệp cần phải cam kết không được thực hiện các hoạt động khác ngoài vấn đề khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa tuyến đường cáp viễn thông trên biển;
– Cung cấp đầy đủ, cung cấp chính xác, cung cấp kịp thời tất cả các thông tin có liên quan đến tuyến cáp viễn thông trên biển cho cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý viễn thông khi được yêu cầu;
– Chịu sự kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa tuyến cáp trong vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời phải chịu mọi chi phí có liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn đó.
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về trình tự và thủ tục xin cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (sau được sửa đổi tại
Bước 1: Các doanh nghiệp có nhu cầu xin giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ trong quá trình đề nghị cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao có chứng thực đối với quyết định thành lập, giấy phép hoạt động hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các tổ chức đề nghị cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển;
– Bản sao có chứng thực điều lệ, văn bản quy định cơ cấu tổ chức, loại hình liên kết, hình thức liên kết, hoạt động chung giữa các thành viên trong quá trình hợp tác để xin cấp giấy lắp đặt cáp viễn thông trên biển;
– Đề án thiết lập các viễn thông trên biển, trong đề án đó phải nêu rõ mục đích thiết lập, cơ cấu thiết lập, chủng loại thiết bị, dịch vụ sử dụng, thành viên tham gia vào quá trình lắp đặt cáp viễn thông trên biển, phạm vi hoạt động, công nghệ sử dụng, tần số, mã viễn thông, số viễn thông đề nghị sử dụng, các trang thiết bị và biện pháp kĩ thuật nghiệp vụ đảm bảo an toàn và an ninh thông tin.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, cụ thể trong trường hợp này được xác định là Cục viễn thông thuộc Bộ thông tin và truyền thông. Sau đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi hồ sơ đến Bộ quốc phòng, Bộ ngoại giao và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan. Những cơ quan này sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc xin cấp giấy phép lắp đặt các viễn thông trong khoảng thời hạn 30 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 4: Trong khoảng thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được ý kiến trả lời của các cơ quan có liên quan, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông sẽ thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật, sau đó trình lên chủ tài có tâm quên đó là bộ trưởng Bộ thông tin để xem xét, sau đó cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông cho các chủ thể nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông sẽ phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trong văn bản đó phải nêu rõ lý do từ chối, chuyển văn bản đó cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép để các tổ chức này nắm rõ. Tuy nhiên cần phải lưu ý, giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ có thời hạn không quá 25 năm.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông biển?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (sau được sửa đổi tại
– Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông là chúng ta có thẩm quyền cấp các loại giấy phép sau:
+ Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
+ Giấy phép cung cấp các loại hình dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
+ Giấy phép thử nghiệm các loại mạng viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
+ Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng cho các cơ quan đại diện ngoại giao, dùng riêng cho các cơ quan lãnh sự nước ngoài, các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế đặt trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các cơ quan này được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, ưu đãi và miễn trừ lãnh sự;
+ Giấy phép lắp đặt các viễn thông trên biển.
– Các cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông sẽ có thẩm quyền cấp các loại giấy phép sau:
+ Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, ngoại trừ giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
+ Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng, ngoại trừ giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
+ Giấy phép thử nghiệm mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông, ngoại trừ giấy phép thử nghiệm mạng viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
+ Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, ngoại trừ các cơ quan được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ về ngoại giao và lãnh sự theo như phân tích nêu trên.
Theo đó thì có thể nói, đối với giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển thì cơ quan có thẩm quyền cấp thuộc về Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông.
3. Đề án lắp đặt cáp viễn thông trên biển cần bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (sau được sửa đổi tại Nghị định 81/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông) , có quy định về việc cấp phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển. Theo đó, tổ chức đề nghị cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển sẽ phải gửi 05 bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các loại giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp phép đó. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông sẽ phải bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông ban hành;
– Đề án lắp đặt cáp viễn thông trên biển. Trong đề án đó phải xác định rõ tính chất, mục tiêu, phạm vi của tuyến các viễn thông trên biển, các vấn đề liên quan đến khảo sát biển, hoạt động của tuyến cáp viễn thông trên biển, danh sách thành viên góp vốn đầu tư lắp đặt tuyến cáp viễn thông trên biển, thiết kế kỹ thuật, vị trí địa lý của tuyến cấp, dự kiến tọa độ tuyến cáp sẽ lắp đặt, phương án tổ chức thi công quá trình lắp đặt cáp viễn thông trên biển, phương án đảm bảo an ninh và môi trường biển trong quá trình lắp đặt cáp viễn thông.
Theo đó thì có thể nói, đề án lắp đặt cáp viễn thông trên biển là một trong những loại giấy tờ cần phải chuẩn bị và đưa vào hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển. Trong đề án đó phải bao gồm đầy đủ các nội dung nêu trên. Có thể kể đến như: Tính chất, mục tiêu, phạm vi của tuyến các viễn thông trên biển, các vấn đề liên quan đến khảo sát biển, hoạt động của tuyến cáp viễn thông trên biển, danh sách thành viên góp vốn đầu tư lắp đặt tuyến cáp viễn thông trên biển, thiết kế kỹ thuật, vị trí địa lý của tuyến cấp, dự kiến tọa độ tuyến cáp sẽ lắp đặt, phương án tổ chức thi công quá trình lắp đặt cáp viễn thông trên biển, phương án đảm bảo an ninh và môi trường biển trong quá trình lắp đặt cáp viễn thông.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
– Nghị định 81/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.