Kinh doanh dịch vụ lữ hành chính là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc là thực hiện toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Vậy trường hợp không cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm những trường hợp nào?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp không cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
1.1. Phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế:
Khoản 9 Điều 3
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ cho khách du lịch nội địa;
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài;
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và cả dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp là các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo đó, kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế còn được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và cả dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
1.2. Các trường hợp không cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
Khoản 3 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng được các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Theo đó, doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện sau thì sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
– Điều kiện 1: Là doanh nghiệp mà được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Điều kiện 2: Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng theo quy định của pháp luật;
– Điều kiện 3: Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành về lữ hành; trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành mà tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Thêm nữa, Điều 36 Luật Du lịch 2017 quy định về các trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành và thời gian được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị thu hồi, cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành khi chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản.
– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành khi không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đã nêu ở trên (chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 06 tháng kể từ ngày mà quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực).
– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành khi không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định của pháp luật (chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 06 tháng kể từ ngày mà quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực).
– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành khi làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh (chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 12 tháng kể từ ngày mà quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực).
– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành khi lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc là từ nước ngoài để vào Việt Nam trái pháp luật (chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 12 tháng kể từ ngày mà quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực).
– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành khi cho tổ chức, cá nhân khác có sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp mình để hoạt động kinh doanh (chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 12 tháng kể từ ngày mà quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực).
– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành khi không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của pháp luật quy định áp dụng những biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của các khách du lịch, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, đến sức khỏe, tài sản của khách du lịch (chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 12 tháng kể từ ngày mà quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực).
– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành khi giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại về giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành (chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 12 tháng kể từ ngày mà quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực).
Qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng, những trường hợp sau sẽ không được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế, bao gồm có:
– Doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đã nêu ở trên.
– Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trong những trường hợp bị thu hồi giấy phép nhưng chưa đến thời gian được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành lại kể từ ngày mà quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực như đã nêu ở trên.
2. Doanh nghiệp không được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế có được hoạt động không?
Căn cứ Điều 9 Luật Du lịch 2017 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm các hành vi sau:
– Làm phương hại đến chủ quyền, đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Làm phương hại đến các truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc là từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.
– Xâm hại đến tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.
– Phân biệt đối xử với những khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch.
– Có hành vi tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.
– Kinh doanh du lịch khi mà không có đủ vè ácc điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc là doanh nghiệp không duy trì điều kiện kinh doanh trong suốt cả quá trình hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Sử dụng về giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác.
– Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng về giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
– Hành nghề hướng dẫn du lịch khi mà không đủ điều kiện hành nghề.
– Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch mà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
– Quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo các quy định của luật khác có liên quan.
Theo đó, hành vi kinh doanh du lịch khi mà không có đủ về các điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc là doanh nghiệp không duy trì điều kiện kinh doanh trong suốt cả quá trình hoạt động theo quy định của pháp luật là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch. Như vậy, doanh nghiệp không được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế sẽ không được hoạt động.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Du lịch 2017.