Giáo dục và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho người dân là một trong những chủ trương của nhà nước ta, nhằm mục đích bồi dưỡng truyền thống yêu nước, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Mục lục bài viết
1. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 38/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các cơ quan báo chí xây dựng chương trình, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân, có quy định về nguyên tắc phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, trong quá trình phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
– Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng cần phải được tiến hành toàn diện, thường xuyên, có trọng tâm và có trọng điểm, cần phải đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình phổ biến;
– Hình thức và phương pháp phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng cần phải phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận kiến thức khác nhau, điều kiện kinh tế, phù hợp với trình độ chính trị, trình độ văn hóa của từng vùng miền trên địa bàn của tổ quốc, cần phải phù hợp với các phong tục tập quán tại các địa phương khác nhau;
– Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng với quá trình thi hành pháp luật về vấn đề quốc phòng và an ninh trên thực tế cho người dân;
– Kết hợp chặt chẽ, lồng ghép giữa việc phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân với các chương trình tuyên truyền, phổ biến và huấn luyện giáo dục kiến thức pháp luật, kết hợp với các chương trình phổ biến kiến thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, quá trình phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân cần phải được thực hiện theo các nguyên tắc như trên. Bên cạnh đó, trong vấn đề phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân thì cũng cần phải đáp ứng được đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 38/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các cơ quan báo chí xây dựng chương trình, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân, có quy định về chương trình và nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân. Cụ thể như sau:
– Phổ biến và tuyên truyền đường lối, tuyên truyền quan điểm của đảng về chiến lược bảo vệ tổ quốc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới, nhất là trước các thế lực thù địch hiện nay đang có ý định phá hoại tổ quốc. Cần phải đảm bảo vấn đề giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên một phương diện khác nhau, trong đó có đất liền, trên không, trên biển và trên không gian mạng. Cần phải giữ vững nền an ninh chính trị, an toàn trật tự xã hội, quá trình phổ biến cần phải phản ánh kịp thời các hoạt động thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, thực hiện quân sự địa phương, cổ vũ đối với các hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, động viên đối với các cán bộ chiến sĩ thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành xuất sắc trách nhiệm được giao;
– Phổ biến và tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ các âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch hiện nay, nhằm mục đích gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của đất nước, từ đó tạo ra sự đồng tình và ủng hộ của đông đảo quần chúng dư luận trong nước và ngoài nước đối với hoạt động đấu tranh và trấn áp tội phạm;
– Phổ biến và đăng tải các bài viết, đăng tải các tài liệu có nội dung tích cực nhằm đấu tranh với các quan điểm sai trái, quan điểm thù địch, bảo vệ sự trong sáng và tính đúng đắn, bảo vệ tính khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ tốt đường lối và quan điểm của đảng Cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh;
– Phổ biến và tuyên truyền, nhân rộng những tấm gương tốt, người tốt việc tốt trong lực lượng vũ trang nhân dân, phong chào toàn dân bảo vệ tổ quốc cộng hòa xã hội chủ nghĩa, nêu gương những tấm gương điển hình tiên tiến, mô hình mới trên mặt trận bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội;
– Phổ biến kiến thức cơ bản về độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, đưa ra những kiến thức cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong từng thời kỳ cách định, đặc biệt là thôi kỳ hiện nay;
– Phổ biến và tuyên truyền về công tác phối hợp bảo vệ nền quốc phòng an ninh, kết hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, phát triển văn hóa trên thực tế. Vạch rõ âm mưu và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, đăng tải các thông tin về việc xử lý giùm minh đối với các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh;
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến hệ thống pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao ý thức tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh bảo vệ tổ quốc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó thì có thể nói, quá trình phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân cần phải đáp ứng đầy đủ các nội dung và nguyên tắc nêu trên.
2. Hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân:
Hiện nay, pháp luật đã quy định dầu hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân khác nhau. Nhìn chung, kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm hệ thống quan điểm của đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm hệ thống các chính sách và pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, trong đó có kể đến truyền thống dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, kỹ năng quân sự của đảng Cộng sản Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Văn bản hợp nhất Luật giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2018 có quy định về hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh. Cụ thể bao gồm:
– Thông qua báo cáo viên, thông qua tuyên truyền viên và các phương tiện thông tin đại chúng khác;
– Thông qua các buổi sinh hoạt tại cộng đồng dân cư, thông qua các hoạt động của mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể phải hoạt động văn hóa xã hội, hoạt động văn hóa nghệ thuật, hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở … và các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống khác;
– Lồng ghép vào các đợt gọi công dân nhập ngũ, các ngày lễ, các ngày kỷ niệm, các ngày truyền thống của dân tộc Việt Nam;
– Thông qua hoạt động của các cơ quan, tổ chức quản lý di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, khu bảo tồn thiên nhiên, khu tưởng niệm, đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ, các nhà truyền thống, các nhà tang lễ, các bảo tàng, cung văn hóa, cung thể thao thanh niên, cung thể thao thiếu niên, các câu lạc bộ thể thao quốc phòng và an ninh;
– Các hình thức khác phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương khác nhau và từng cộng đồng dân cư khác nhau.
Vì vậy, quá trình phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân có thể được thể hiện thông qua một số hình thức phổ biến nêu trên.
3. Nhiệm vụ của các cơ quan báo chí trong hoạt động phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 38/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các cơ quan báo chí xây dựng chương trình, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân, có quy định về nhiệm vụ của các cơ quan báo chí trong hoạt động phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân. Theo đó, trong quá trình phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân, cơ quan báo chí cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
– Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn báo chí Việt Nam cần phải phối hợp với cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng, Bộ công an và các cơ quan có thẩm quyền khác có liên quan tiến hành các hoạt động xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung trong quá trình phổ biến kiến thức quốc phòng an ninh cho toàn dân căn cứ theo các nội dung được quy định tại Điều 5 của Thông tư 38/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các cơ quan báo chí xây dựng chương trình, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân;
– Các cơ quan báo chí cần phải chủ động xây dựng chương trình, chủ động xây dựng nội dung và tiến hành hoạt động tổ chức quá trình phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, đáp ứng đầy đủ nội dung căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 38/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các cơ quan báo chí xây dựng chương trình, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân;
– Các cơ quan báo chí cần phải xây dựng các chương trình, xây dựng các kế hoạch mục tiêu về quốc phòng an ninh, đa dạng hóa hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng an ninh cho người dân, tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng an ninh trong quá trình phổ biến;
– Phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an để tiến hành hoạt động tổ chức biên soạn hệ thống tài liệu giấy tờ, các nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng an ninh cho người dân trên thực tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 39/VBHN-VPQH 2018 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh;
– Thông tư 38/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các cơ quan báo chí xây dựng chương trình, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân.