Lệ phí đăng ký cư trú là những khoản thu đối với công dân được cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký cư trú giải quyết việc đăng ký cư trú theo các quy định của pháp luật. Vậy mức lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú là bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Mức lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú là bao nhiêu tiền?
Lệ phí đăng ký cư trú là những khoản thu đối với công dân được cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký cư trú giải quyết việc đăng ký cư trú theo các quy định của pháp luật. Lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm có:
– Có đăng ký thường trú.
– Có đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình).
– Có đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách.
– Thực hiện tách hộ.
Trước ngày 05 tháng 02 năm 2023, mức thu lệ phí đăng ký cư trú (bao gồm có cả đăng ký thường trú và tạm trú) sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương. Nhưng từ ngày 05 tháng 02 năm 2023, Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú bắt đầu có hiệu lực thì mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú sẽ thống nhất trên toàn quốc theo biểu mức thu lệ phí đăng ký cư trú được ban hành kèm theo Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú. Căn cứ biểu mức thu lệ phí đăng ký cư trú được ban hành kèm theo Thông tư 75/2022/TT-BTC thì mức thu lệ phí đăng ký cư trú như sau:
– Đối với đăng ký thường trú:
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp: 20.000 đồng/lần đăng ký.
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến: 10.000 đồng/lần đăng ký.
– Đối với đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình):
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp: 15.000 đồng/lần đăng ký.
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến: 7.000 đồng/lần đăng ký.
– Đối với đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách:
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp: 10.000 đồng/lần đăng ký.
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến: 5.000 đồng/lần đăng ký.
– Đối với tách hộ:
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp: 10.000 đồng/lần đăng ký.
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến: 5.000 đồng/lần đăng ký.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng mức lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú hiện nay như sau:
– Đối với đăng ký thường trú:
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp: 20.000 đồng/lần đăng ký.
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến: 10.000 đồng/lần đăng ký.
– Đối với đăng ký tạm trú (cá nhân, hộ gia đình):
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp: 15.000 đồng/lần đăng ký.
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến: 7.000 đồng/lần đăng ký.
– Đối với đăng ký tạm trú theo danh sách:
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp: 10.000 đồng/lần đăng ký.
+ Trường hợp công dân thực hiện nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến: 5.000 đồng/lần đăng ký.
2. Những trường hợp được miễn lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú:
Căn cứ Điều 4 Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú, những trường hợp sau được miễn lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú:
– Trẻ em: là những người dưới 16 tuổi.
– Người cao tuổi: là những công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
– Người khuyết tật: là những người bị khiếm khuyết một hoặc là nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm về các chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
– Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng, bao gồm những người sau:
+ Người có hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
+ Người có hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
+ Người là liệt sĩ;
+ Người là Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Người là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Người là Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận vào trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
+ Người là Bệnh binh;
+ Người hoạt động kháng chiến mà bị nhiễm chất độc hoá học;
+ Người có hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
+ Người có hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
+ Người mà có công giúp đỡ cách mạng.
+ Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm có cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
– Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã mà có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Công dân thường trú ở tại các xã biên giới;
– Công dân thường trú ở tại các huyện đảo;
– Công dân thuộc hộ nghèo theo các quy định của pháp luật.
– Công dân mà từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mồ côi cả cha và mẹ.
3. Các hình thức nộp lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú:
Công dân Việt Nam khi thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú với cơ quan đăng ký cư trú theo đúng các quy định pháp luật cư trú thì phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành. Cơ quan đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật tiến hành tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú chính là tổ chức thu lệ phí đăng ký cư trú. Những cơ quan đăng ký cư trú (đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú) bao gồm có:
– Công an thuộc xã, phường, thị trấn;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Người nộp lệ phí thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú và được cơ quan đăng ký cư trú tiếp nhận. Khoản 2 Điều 6 Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú quy định người nộp lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú thực hiện việc nộp lệ phí, tổ chức thu lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú sẽ thực hiện kê khai, thu, nộp lệ phí đã thu được theo quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC vào ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về các hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai những khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính. Theo đó, hình thức nộp lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú bao gồm những hình thức sau:
– Nộp lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú theo hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của Cơ quan đăng ký cư trú mở tại tổ chức tín dụng.
– Nộp lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.
– Nộp lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú qua tài khoản của cơ quan, tổ chức nhận tiền khác với Cơ quan đăng ký cư trú (áp dụng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo các quy định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính). Trong thời hạn 24 giờ tính từ thời điểm nhận được tiền lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú, cơ quan, tổ chức nhận tiền sẽ phải chuyển toàn bộ tiền lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú thu được vào tài khoản chuyên thu lệ phí của Cơ quan đăng ký cư trú mở tại tổ chức tín dụng hoặc chuyển toàn bộ tiền lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở ở tại Kho bạc Nhà nước, nộp toàn bộ tiền lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú thu được vào ngân sách nhà nước.
– Nộp lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú bằng tiền mặt cho Cơ quan đăng ký cư trú.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú.
– Thông tư số 74/2022/TT-BTC quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.