Việc xem xét, công nhận nhà giáo đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi là sự động viên, khích lệ, ghi nhận công lao và đóng góp của đội ngũ nhà giáo quân đội, tạo điều kiện để các nhà giáo quân đội tiếp tục phát huy và phấn đấu để đạt được các danh hiệu cao quý của nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng:
1.1. Tiêu chuẩn chung của danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư 13/2022/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng, có quy định về tiêu chuẩn chung của danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Bộ quốc phòng. Cụ thể như sau:
– Về phẩm chất chính trị, tư tưởng và đạo đức. Cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, trung thành với nhân dân, tuyệt đối trung thành với đảng và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cần phải nắm vững và vận dụng đúng đắn toàn bộ quan điểm cơ bản của chủ nghĩa mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương và đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chấp hành đúng và đầy đủ điều lệnh, điều lệ của quân đội, quy định của đơn vị và địa phương nơi họ cư trú. Cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu và bỏ lối sống trong sạch, lành mạnh được tập thể nhà trường và bộ môn, học viên vô cùng tín nhiệm trong quá trình giảng dạy. Các năm học phải được đánh giá và xếp loại cán bộ hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ. Đối với giáo viên mầm non thì các năm học phải đặt tiêu chuẩn nghề nghiệp ở mức Khá trở lên;
– Phải có 03 năm liên tục hoặc 04 năm không liên tục đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, trong đó có năm liền kề hoặc trùng với năm đề nghị xem xét và công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Bộ quốc phòng. Riêng đối với giáo viên mầm non, phải có 01 năm đạt giáo viên dạy giỏi cấp toàn quân do chủ thể có thẩm quyền đó là Tổng cục chính trị tổ chức, hoạt động giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh/thành phố trở lên;
– Cần phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học của giáo viên dạy giỏi cấp Bộ quốc phòng.
1.2. Tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học của danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Thông tư 13/2022/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng, có quy định về tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học của danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Bộ quốc phòng. Cụ thể như sau:
– Đối với nhà giáo thuộc các học viện, trường sĩ quan, trường đại học, tính đến năm được xét danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Bộ quốc phòng thì cần phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Phải là tác giả chính của 03 bài báo khoa học đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, tạp chí khoa học liên ngành, kỷ yếu hội thảo cấp trường trở lên;
+ Chủ trì 01 đề tài hoặc 02 sáng kiến nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc đã tham gia 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ trở lên đã thực hiện hoạt động nghiệm thu và đánh giá “đạt” trở lên;
+ Chủ biên của hai giáo trình hoặc tham gia biên soạn ba giáo trình, tài liệu hoặc là tác giả chính của hai sách tham khảo, sách chuyên khảo được sử dụng trong quá trình giảng dạy, áp dụng cho các đối tượng đào tạo trong trường;
+ Hướng dẫn 02 học viên cao học hoặc hướng dẫn 02 học viên đào tạo bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú, hướng dẫn 03 học viên đại học bảo vệ thành công đối với luận văn tốt nghiệp, bảo vệ thành công đồ án/03 khóa luận tốt nghiệp, 02 học viên đạt giải Ba trở lên tại các cuộc thi cấp bộ, các cuộc thi cấp quốc gia, các cuộc thi cấp quốc tế, các giải thưởng tuổi trẻ sáng tạo, tham gia dự thi olympic, 02 học viên nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở đã được đánh giá và nghiệm thu “đạt” trở lên.
– Đối với nhà giáo thuộc các trường cao đẳng, nhà giáo tại các trường trung cấp, trường quân sự quân khu, trường quân sự quân đoàn, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, trường hạ sĩ quan, tính đến năm được xét danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Bộ quốc phòng cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Là tác giả chính của 02 bài báo được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo trong hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở;
+ Chủ trì 02 đề tài, hoặc tham gia nghiên cứu ba đề tài, sáng kiến nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, tham gia 02 đề tài hoặc sáng kiến nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên đã nghiệm thu và đánh giá “đạt”;
+ Chủ biên một giáo trình, hoặc tham gia biên soạn 02 giáo trình, các loại tài liệu được sử dụng trong quá trình giảng dạy cho các đối tượng đào tạo của trường.
– Đối với các nhà giáo thuộc trường mầm non, tính đến năm được xét danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Bộ quốc phòng thì cần phải có tiêu chuẩn như sau: Chủ trì 02 biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, công tác quản lý và giáo dục được áp dụng hiệu quả trong cơ sở giáo dục mầm non phải được chủ thể có thẩm quyền đó là Hội đồng thi cấp huyện, tổng cục hoặc cấp tương đương đánh giá xếp loại Khá trở lên.
2. Nguyên tắc xét, công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 13/2022/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng, có quy định về nguyên tắc xem xét và công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi. Cụ thể như sau:
– Căn cứ vào các tiêu chuẩn giảng viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi quy định ở từng cấp. Đối với cấp cơ sở, đánh giá kết quả thực hành dạy thông qua các hội thi, hội giảng kết hợp với công tác thanh tra kiểm tra, kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm học theo tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi, giảng viên dạy giỏi. Ở cấp Bộ quốc phòng, sẽ thành lập hội đồng cấp Bộ quốc phòng để có thể xem xét và phê duyệt, thông qua hồ sơ theo tiêu chuẩn giảng viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi;
– Đảm bảo tính chính xác, công bằng, dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch, vô tư, thực chất và trung thực trong quá trình công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Bộ quốc phòng;
– Cần phải đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước Việt Nam, quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng;
– Kết quả xét giảng viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi của cấp cơ sở cần phải thông qua Cấp uỷ cùng cấp trước khi tổng hợp và báo cáo đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.
3. Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng sẽ được những danh hiệu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 13/2022/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng, có quy định về danh hiệu giảng viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi trong Bộ quốc phòng. Cụ thể như sau:
– Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi trong Bộ quốc phòng sẽ được ghi nhận và biểu dương, tôn vinh đối với các nhà giáo đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn được công nhận trên thực tế;
– Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi trong Bộ quốc phòng bao gồm các danh hiệu sau:
+ Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, hay còn gọi là cấp nhà trường;
+ Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp Bộ quốc phòng.
Theo đó thì có thể nói, các danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi trong Bộ quốc phòng sẽ bao gồm các danh hiệu sau: Danh hiệu giáo viên dạy giỏi và giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở (hay còn gọi là cấp nhà trường), danh hiệu giáo viên dạy giỏi và giáo viên dạy giỏi cấp Bộ quốc phòng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 13/2022/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng.