Huấn luyện an toàn lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn, cũng như bảo vệ sức khỏe của người làm việc. Vậy tổ chức huấn luyện an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Quy định về phân loại, tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng:
Hiện nay, các nội dung liên quan đến phân loại tổ chức huấn luyện cũng như điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đã được ghi nhận tại Điều 10 Thông tư 02/2017/TT-BQP. Theo đó, phân loại tổ chức huấn luyện và điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 26
Dẫn chiếu đến nội dung của Điều 26
– Hạng A sẽ tiến hành huấn luyện nhóm 4 và 6;
– Hạng B sẽ thực hiện hoạt động huấn luyện nhóm 1, 4, 5 và 6;
– Với hạng C sẽ tiến hành huấn luyện nhóm 1, 2, 3, 4, 5 và 6;
Những nhóm đối tượng thuộc các nhóm nêu trên khi tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng sẽ phải căn cứ theo Điều 3 của Thông tư 02/2017/TT-BQP để xác định chính xác đối tượng tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
+ Nhóm 1: Nhóm có các cá nhân làm công tác quản lý, chỉ huy:
Chỉ huy trưởng các đơn vị cấp trung đoàn và tương đương; sư đoàn và tương đương; tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp tương đương cấp trung đoàn trở lên sẽ thuộc trong nhóm này;
Cấp phó của các đơn vị theo quy định tại điểm a khoản 1 của Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BTC khi được giao phó nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động;
+ Bên cạnh đó, các cá nhân đang giữ vị trí là Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm kỹ thuật cấp Trung Đoàn, sư đoàn và tương đương hoặc những cá nhân là Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm kho vũ khí, đạn dược, hóa chất, xăng dầu, cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến lược.
– Nhóm 2: Các cá nhân làm công tác an toàn vệ sinh lao động:
+ Cán bộ được các đơn vị quy định tại khoản 1 của Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BQP giao nhiệm vụ thực hiện được chuyên trách , bán chuyên trách về các công tác an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị;
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc cần có sự giám sát nên nhóm 2 cũng sẽ bao gồm cả những người trực tiếp giám sát về hoạt động này;
– Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động sẽ phải thực hiện theo quy định về phụ lục 1 ban hành kiểm tra thông tư này;
– Nhóm 4: Đó là trường hợp người lao động không thuộc các nhóm thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 của Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BQP kể cả những người lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp quốc phòng người lao động làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài; trong một số trường hợp người học nghề tập nghề, thử việc tại các đơn vị; những lực lượng dân quân tự vệ lực lượng dự bị động viên khi làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh;
– Nhóm 5: đó là các cá nhân làm công tác y tế;
– Nhóm 6: những người tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
2. Các nội dung liên quan việc phân cấp tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:
Việc tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải thực hiện theo các cấp khác nhau tùy thuộc vào các nhóm đối tượng đã được phân tích. Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 02/2017/TT-BQP thì nội dung liên quan đến phương thức tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được thể hiện với bốn nội dung cơ bản dưới đây: – Thứ nhất, liên quan đến đầu mối đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng:
+ Chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng sẽ có trách nhiệm trong việc tổ chức huấn luyện cấp giấy chứng nhận huấn luyện cho những đối tượng thuộc nhóm 1, 2 và nhóm 5 của các đơn vị trực thuộc;
+ Việc tổ chức huấn luyện cấp giấy chứng nhận huấn luyện cho các đối tượng còn lại thuộc nhóm 1, 2, 5 và nhóm 6 của các đơn vị cơ sở đến cấp trung đoàn và tương đương sẽ được ngành kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn và hộ lao động của đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng thực hiện;
+ Quân y là đầu mối đơn vị chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng liên quan tổ chức huấn luyện và cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho những đối tượng thuộc nhóm 5;
– Thứ hai, chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên tổ chức thực hiện huấn luyện và các kẻ an toàn cho người được huấn luyện nằm trong nhóm 3 của Nguyễn đó có trách nhiệm với kết quả huấn luyện của người được huấn luyện thuộc nhóm 4 vào sổ theo dõi công tác huấn luyện tại đơn vị;
– Thứ ba, tổng cục kỹ thuật định kỳ tổ chức tập huấn toàn quân:
Tổng cục kỹ thuật có trách nhiệm trong việc cập nhật, phổ biến hệ thống chính sách pháp luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng an ninh vệ sinh lao động. Những nội dung được Tổng cục kỹ thuật đưa vào trong tập huấn sẽ là những kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động, huấn luyện bồi dưỡng cơ thể các kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có hại; sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến máy, thiết bị vật tư hoặc các chất và công việc có yêu cầu nhân tài về an toàn vệ sinh lao động;
– Thứ tư, quy định về trách nhiệm của Cục quân y/ BQP.
+ Cục quân y Bộ Quốc phòng định kỳ sẽ tiến hành tổ chức tập huấn đoàn quân mục đích chính của hoạt động này. Đó là cập nhật, phổ biến hệ thống chính sách pháp luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng liên quan đến công tác y tế lao động;
+ Nội dung chủ yếu trong quá trình thực hiện đó là cập nhật kiến thức và quan trọng đánh giá môi trường lao động; bổ trợ kiến thức xây dựng kỹ năng và củng cố thêm phương pháp xây dựng kế hoạch cũng như phương án trang bị phương tiện và điều kiện để thực hiện công tác vệ sinh lao động. Những phương pháp được đánh giá cao đó là phương pháp truyền thông giáo dục người vệ sinh lao động phòng chống bệnh nghề nghiệp. Tạo nên môi trường làm việc lành mạnh hạn chế tối đa các rủi ro liên quan đến bệnh nghề nghiệp thường gặp ở các biện pháp phòng chống cũng sẽ được xây;
+ Ngoài ra, tổ chức các buổi khám, phát hiện, giám định bệnh nghề nghiệp hoặc trang bị cho người lao động kỹ năng sơ cứu, cấp cứu phòng chống dịch bệnh; Những nội dung liên quan đến quản lý thông tin về vệ sinh lao động về nghề nghiệp tại nơi làm việc cũng là một trong những trách nhiệm của Quân y hoặc Bộ Quốc phòng; hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp cũng phải nằm trong sự quản lý chặt chẽ.
Như vậy, với quy định nêu trên mỗi phân cấp khác nhau thì việc tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cũng sẽ có sự khác nhau. Chính của việc phân cấp này cũng để đảm bảo cho vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại cơ quan, đơn vị.
3. Những quyền lợi và kinh phí để tiến hành tổ chức huấn luyện an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng:
Theo quy định thì những đối tượng thuộc trường hợp phải tiến hành huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì thời gian tham gia được tính vào thời giờ làm việc và các cá nhân này hoàn toàn được hưởng đầy đủ quyền lợi liên quan đến tiền lương hoặc những quyền lợi khác theo quy định của nhà nước và quân đội;
Các đối tượng thực hiện về huấn luyện là lao động hợp đồng, học nghề, tập nghề, thử việc quyền lợi trong thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được thực hiện theo hợp đồng khi các bên đã tiến hành thỏa thuận với nhau;
– Liên quan đến vấn đề kinh phí khi tổ chức huấn luyện hoặc kinh phí trong việc in giấy chứng nhận huấn luyện an toàn và các chứng nhận chuyên môn ngành y tế lao động thì sẽ được trích từ ngân sách nghiệp vụ thường xuyên; đối với các đơn vị hạch toán, kinh doanh sẽ được hạch toán mới vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông;
– Cá nhân tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không chỉ được hỗ trợ về kinh phí tổ chức mà người chỉ huy đơn vị doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn vệ sinh lao động khi thực hiện đúng theo quy định pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và người tham gia huấn luyện có thời gian đóng bảo hiểm An toàn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Thông tư số 02/2017/TT-BQP ngày 05/01/2017 của Bộ Quốc phòng quy định về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.