Môi giới vận tải biển là một trong những lĩnh vực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành vận tải đường biển bởi lẽ khách hàng và chủ tàu rất ít khi giao dịch trực tiếp với nhau nên cần phải có người môi giới trung gian. Vậy cách tính thuế đối với dịch vụ môi giới vận tải biển như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cách tính thuế với dịch vụ môi giới vận tải biển như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
Bên cạnh đó, thuế suất 0% còn được áp dụng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu được xác định là hàng hóa, dịch vụ được mua bán, cung ứng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và phục vụ cho hoạt động tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mua bán và cung ứng cho các tổ chức, cá nhân trong khu vực phi thuế quan, hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật. Bao gồm trường hợp sau:
– Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho các đối tượng được xác định là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, phục vụ cho hoạt động tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cung ứng trực tiếp cho các tổ chức và cá nhân ở trong khu vực phi thuế quan và tiêu dùng trong các khu vực phi thuế quan đó;
– Cá nhân ở nước ngoài được xác định là người nước ngoài không cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài lãnh thổ Việt Nam trong thời gian diễn ra hoạt động cung ứng dịch vụ. Tổ chức và cá nhân trong khu vực phi thuế quan được xác định là các tổ chức và cá nhân có tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh và thuộc các trường hợp khác theo quy định của thủ tướng Chính phủ;
– Trường hợp cung ứng dịch vụ mà hoạt động cung cấp dịch vụ đó vừa diễn ra trên lãnh thổ của Việt Nam, vừa diễn ra trên lãnh thổ của nước ngoài nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam, thì theo quy định của pháp luật thuế suất 0% chỉ được áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ những trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các loại hàng hóa thực hiện hoạt động nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% dựa trên toàn bộ giá trị của hợp đồng đó. Trong trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện trên lãnh thổ của Việt Nam thì theo quy định của pháp luật, giá tính thuế trong trường hợp này sẽ được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) chi phí phát sinh trên lãnh thổ của Việt Nam dựa trên tổng số chi phí;
– Các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế trên lãnh thổ của Việt Nam cần phải có đầy đủ các loại tài liệu giấy tờ chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó thì có thể nói, dịch vụ môi giới vận tải biển là một trong những loại hình dịch vụ được áp dụng mức thuế suất 0%. Trong trường hợp có hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với quãng đường từ lãnh thổ của Việt Nam ra nước ngoài, hoặc ngược lại từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện trực tiếp vận tải, thì hoạt động kinh doanh này sẽ được áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 0% nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật
2. Điều kiện áp dụng mức thuế suất thuế 0% đối với dịch vụ môi giới vận tải biển:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (sau được sửa đổi tại Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính), có quy định về điều kiện áp dụng thuế suất 0%. Theo đó, đối với dịch vụ xuất khẩu thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Có hợp đồng cung ứng dịch vụ đối với các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong các khu vực phi thuế quan;
– Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu thông qua các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các loại chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
– Riêng đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài để được áp dụng mức thuế suất 0 % thì ngoài các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán theo như phân tích nêu trên, tàu bay và tàu biển đưa vào lãnh thổ của Việt Nam cần phải thực hiện thủ tục nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì bắt buộc phải làm thủ tục xuất khẩu.
Bên cạnh đó, đối với hoạt động vận tải quốc tế thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hợp đồng thanh lý, hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo trọng lượng quốc tế từ lãnh thổ của Việt Nam ra nước ngoài hoặc ngược lại, từ nước ngoài đến lãnh thổ của Việt Nam, hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với hợp đồng vận chuyển hành khách và hợp đồng vận chuyển hàng hóa thì các cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật về vận tải;
– Có đầy đủ các loại chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng hoặc thông qua các tổ chức tín dụng, các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán thông qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân thì cần phải có chứng từ thanh toán trực tiếp.
Như vậy có thể thấy, dịch vụ môi giới vận tải biển là một trong những loại hình dịch vụ vận tải có tính chất quốc tế. Vì vậy cho nên để có thể được áp dụng mức thuế suất 0% đối với dịch vụ môi giới vận tải biển thì cần phải đáp ứng được các điều kiện theo như phân tích nêu trên.
3. Trường hợp môi giới vận tải biển không được áp dụng mức thuế suất 0%?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (sau được sửa đổi tại Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính), có quy định về các trường hợp không được áp dụng mức thuế suất 0%. Cụ thể như sau:
– Tái bảo hiểm ra nước ngoài, thực hiện thủ tục chuyển giao công nghệ và chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài, quá trình chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng phải đầu tư chứng khoán ra nước ngoài, thực hiện dịch vụ tài chính phát sinh, dịch vụ bưu chính viễn thông ra nước ngoài;
– Sản xuất các sản phẩm xuất khẩu được xác định là tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản, thuốc lá, rượu bia nhập khẩu sau đó tiếp tục xuất khẩu, hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho các cá nhân không thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trong các khu vực phi thuế quan. Tuy nhiên cần phải lưu ý, thuốc lá, rượu bia nhập khẩu sau đó tiếp tục thực hiện hoạt động xuất khẩu thì sau khi xuất khẩu sẽ không phải tính thuế giá trị gia tăng đầu ra, tuy nhiên không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.,
– Xăng dầu bán cho các phương tiện ô tô của các cơ sở kinh doanh trong khu vực phi thủy quan mua trong nội địa;
– Phương tiện ô tô bán cho các tổ chức và cá nhân trong các khu vực phi thuế quan;
– Dịch vụ do các cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong các khu vực phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, cho thuê hội trường, văn phòng, kho bãi, khách sạn, cung ứng dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động, dịch vụ ăn uống;
– Các dịch vụ sau cung ứng trên lãnh thổ của Việt Nam cho các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng mức thuế suất 0 % bao gồm: Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa giải trí, hội nghị, đào tạo, khách sạn, du lịch và lữ hành, quảng cáo, dịch vụ thanh toán qua mạng, dịch vụ cung cấp gắn liền với hoạt động mua bán hoặc phân phối và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính);
– Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
– Thông tư 20/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Thông tư 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành