Nhiều người vì mong muốn công việc gặp nhiều thuận lợi, chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn để hối lộ mà không biết đó là hành vi vi phạm pháp luật, cấu thành tội đưa hối lộ. Hành vi chủ động khai báo đưa hối lộ có được miễn trách nhiệm hình sự hay không?
Mục lục bài viết
1. Chủ động khai báo đưa hối lộ có được miễn trách nhiệm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 364 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về tội đưa hối lộ. Trong đó có trường hợp như sau:
– Người bị ép buộc đưa hối lộ mà có hành vi chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì sẽ được coi là không phạm tội và sẽ được hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã dùng để đưa hối lộ;
– Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, thì có thể sẽ được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc trả lại toàn bộ số tiền đã dùng để đưa hối lộ.
Để khuyến khích người phạm tội tổ giác việc hối lộ, Khoản 7 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định xử lý đối với các trường hợp người đưa hối lộ đã chủ động khai báo, cụ thể là:
Thứ nhất, người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Như vậy, để được coi là không phạm tội, người đưa hối lộ phải đồng thời thỏa mãn 02 điều kiện:
+ Bị ép buộc đưa hối lộ. Bị ép buộc đưa hối lộ là trường hợp việc đưa hối lộ không xuất phát từ ý muốn của người đưa mà do họ bị ép buộc. Trường hợp bị ép buộc đưa hối lộ là bị người có chức vụ quyền hạn đe dọa để đưa hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt buộc phải đưa hối lộ. Người bị ép buộc không thể không đưa hối lộ, nếu không đưa thì chắc chắn quyền và lợi ích hợp pháp của mình không được đảm bảo thậm chí còn bị thiệt hại hơn, vì muốn được việc và biết đưa hối lộ là sai nhưng vì bị ép buộc mà phải đưa;
+ Và chủ động khai báo trước khi bị phát giác. Chủ động khai báo trước khi bị phát giác là trường hợp người đưa hối lộ đã tự quyết định khai bảo trước khi bị phát giác. Điều này có ý nghĩa là chủ thể đưa hối lộ đã tự quyết định khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi đưa hối lộ của mình cũng như về hành vi nhận hối lộ của người có chức vụ quyền hạn mặc dù những hành vi này chưa bị phát hiện.
Kết hợp 02 điều kiện trên có thể thấy trường hợp đưa hồi lộ này đã chứa đựng những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, vì vậy hành vi được xem là vô tội. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Thứ hai, người đưa hối lộ thì không bị ép, tuyến trên đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã dùng để đưa hối lộ.
Như vậy có thể nói, trường hợp người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc, nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì theo quy định của pháp luật, có thể sẽ được miễn trách nhiệm hình sự theo điều luật phân tích nêu trên.
2. Hình phạt đối với tội đưa hối lộ được quy định như thế nào?
Trong thời gian gần đây, tội phạm về hối lộ ở nước ta đang có chiều hướng ngày càng gia tăng về số lượng và quy mô, xâm hại trực tiếp đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng và làm suy giảm uy tín của cơ quan đảng bộ chính quyền, gây thiệt hại to lớn về mặt kinh tế, gây mất lòng tin của người dân đối với cơ quan công quyền. Vì vậy, đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương biện pháp nhằm mục đích ngăn chặn và đầy lùi nạn hối lộ nói chung và hành vi đưa hối lộ nói riêng. Tuy nhiên công cuộc đấu tranh mới đạt được một số kết quả nhất định, vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc và bất cập. Vì vậy các quy định về tội đưa hối lộ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hình phạt cũng là một trong những biện pháp răn đe đối với các tội phạm trong lĩnh vực đưa hối lộ. Nhằm mục đích thể chế hóa chủ trương của Đảng về tăng cường tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, giảm khả năng áp dụng hình phạt tù, mở rộng khả năng áp dụng các hình phạt không tước tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án linh hoạt xem xét áp dụng hình phạt phù hợp đối với một số trường hợp phạm tội chức vụ ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung hình phạt cải tạo không giam giữ và quy định phạt tiên là hình phạt chính đôi với tội đưa hối lộ (khoản 1 Điều 364), theo đó, tội đưa hối lộ có 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Đồng thời, khung hình phạt cũng được điều chỉnh xuống mức thấp hơn so với Bộ luật hình sự năm 1999. Cụ thể:
– Khung hình phạt cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 364: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
– Ba khung hình phạt tăng nặng quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 364: So với Bộ luật hình sự năm 1999, khung hình phạt tăng nặng đối với tội đưa hối lộ của Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có sự điều chỉnh theo xu hướng giảm nhẹ hơn. Cụ thể:
+ Khung tăng nặng thứ nhất: Phạt tù từ 02 đến 07 năm;
+ Khung tăng nặng thứ hai: Phạt tù từ 07 năm đên 12 năm;
+ Khung tăng nặng thứ ba: Phạt tù từ 12 năm đên 20 năm.
– Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tôi còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung với hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đưa hối lộ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
05 năm đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng;
– 10 năm đối với loại tội phạm nghiêm trọng;
– 15 năm đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng;
– 20 năm đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về phân loại tội phạm. Theo đó, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trên thực tế, pháp luật về hình sự phân loại tội phạm như sau:
– Tội phạm ít nghiêm trọng được xác định là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao, khung hình phạt cao nhất đối với loại tội phạm này là phạt tiền, cải tạo không gian giữ hoặc phạt tù lên đến 03 năm tù;
– Tội phạm nghiêm trọng là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội tương đối cao, mức cao nhất của khung hình phạt mà bộ luật hình sự quy định cho loại tội phạm này đó là từ 03 năm đến 07 năm tù;
– Tội phạm rất nghiêm trọng là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt mà bộ luật hình sự quy định cho loại tội phạm này đó là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn, mức cao nhất của khung hình phạt mà bộ luật hình sự quy định cho loại tội phạm này là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy có thể nói, tội đưa hối lộ theo quy định của pháp luật về hình sự có mức tiền phạt tối đa lên đến hai mươi lăm tuổi. Vì vậy, đây có thể được đánh giá là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định là 20 năm. Tuy nhiên, cần phải căn cứ vào từng khoản được quy định tại Điều 364 của Bộ luật hình sự năm 2015 để phân loại tội phạm đối với tội đưa hối lộ một cách cụ thể nhất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Hình sự năm 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2017).