Điều kiện về vốn điều lệ khi thành lập công ty. Khi thành lập công ty để vốn điều lệ bao nhiêu là đủ? Phải cam kết góp vốn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện về vốn điều lệ:
Vốn kinh doanh được xem là yếu tố tiên quyết và quan trọng trong quá trình vận hành sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một chủ thể kinh doanh nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều cần phải có vốn, vì vốn là cơ sở vật chất, tài chính quan trọng nhất, là công cụ để chủ thể kinh doanh triển khai các hoạt động kinh doanh cụ của mình. Một doanh nghiệp muốn vận hành được doanh nghiệp của mình thì trước tiên phải có được một số vốn nhất định, toàn bộ số vốn của chủ thể kinh doanh sẽ được chuyển thành toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, vì vậy vốn sẽ biểu thị cho số tài sản mà doanh nghiệp hiện có.
Tài sản của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở vốn góp của các thành viên. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp sẽ luôn gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh, nên vốn sẽ là một điều kiện tiên quyết bắt buộc để thành lập doanh nghiệp trong bất kể nền kinh tế nào. Do đó, không có vốn thì chủ thể kinh doanh không thể kinh doanh được, quy định điều kiện về vốn cũng để tránh tình trạng chủ thể kinh doanh thành lập doanh nghiệp chỉ có tên gọi, con dấu sẽ dẫn đến có những hành vi lừa đảo trong kinh doanh.
Theo
Như vậy, theo quy định trên, có thể hiểu việc góp vốn được thực hiện trong hai thời điểm: Khi thành lập doanh nghiệp và sau khi thành lập doanh nghiệp. Việc góp vốn sau khi thành lập doanh nghiệp sẽ làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp và giá trị tăng tùy thuộc vào giá trị tài sản mà tổ chức, cá nhân dùng để góp vốn. Trên cơ sở đó, hình thức tài sản có thể được hiểu theo hai loại: tài sản là động sản, bất động sản tạo thành các loại vốn: vốn điều lệ, vốn đầu tư, vốn pháp định…
Ngoài ra, so với các quy định trước của Luật Doanh nghiệp 2014, việc xử lý vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt được sửa đổi, bổ sung trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
Một là, trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện (người giám hộ).
Hai là, trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây: Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty (vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba,…). Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a Khoản 6 Điều 53 “Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự” này thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Ba là, trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.
Bốn là, trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc thành viên công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty thì thành viên đó không được hành nghề, làm công việc đã bị cấm tại công ty đó hoặc công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án.
Pháp luật quy định bắt buộc chủ thể kinh doanh nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định dưới hình thức là một cá nhân bỏ ra hoàn toàn, hay là sự đóng góp của nhiều người, hoặc được nhà nước hỗ trợ nhằm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy định này được đặt ra với mục đích nhằm đảm bảo sự an toàn cho các chủ nợ và nhà đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, kinh doanh trong một số lĩnh vực đặc thù. Ngoài ra, việc quy định về vốn còn nhằm đảm bảo về cơ sở vật chất nhất định để chủ thể kinh doanh dễ dàng trong việc vận hành doanh nghiệp của mình khi hoạt động, đồng thời là căn cứ để chứng minh có khả năng thanh toán các khoản nợ cho đối tác, khách hàng.
Ngay từ khi chủ thể kinh doanh muốn hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải chuẩn bị cho mình một khoản tài sản tương ứng với quy mô, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, để thiết lập cho mình một mô hình kinh doanh thích hợp. Ngoài ra, việc dự báo số lượng vốn sẽ giúp chủ thể kinh doanh dự báo được kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lượng tài sản mà chủ thể kinh doanh có, tránh việc thừa, thiếu, lãng phí, làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất kinh doanh.
2. Các hình thức góp vốn điều lệ:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, hình thức góp vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh rất đa dạng, phong phú được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tiền mặt, ngoại tệ, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ…và các tài sản có giá trị khác theo quy định của pháp luật. Đây là điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014 khi thay đổi thuật ngữ “giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ” thành “quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ”.
Chủ sở hữu hợp pháp được hiểu là những tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản, Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản. So với các quy định luật trước đây, phạm vi tài sản được chủ thể góp vốn đã rộng hơn. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp tài sản dù không phải là chủ sở hữu đối với tài sản nhưng được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật, có thể lấy tài sản đó góp vốn trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Quy định như trên tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể kinh doanh trong quá trình huy động vốn ở giai đoạn đầu khi thành lập doanh nghiệp.