Nhượng quyền thương mại và li-xăng là hình thức kinh doanh sử dụng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại. Hai hình thức này mặc dù có bản chất hoàn toàn khác biệt nhưng lại dễ gây nhầm lẫn. Dưới đây là bảng phân biệt giữa nhượng quyền thương mại và li-xăng.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa nhượng quyền thương mại và li-xăng:
Nhượng quyền thương mại và li-xăng hiện nay vẫn đang bị nhầm lẫn. Để tìm ra sự khác biệt giữa nhượng quyền thương mại và li-xăng, cần phải hiểu rõ bản chất thực sự của hai loại hoạt động này như sau:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 284 của Văn bản hợp nhất
– Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo các tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền đưa ra, được gắn liền với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bí quyết kinh doanh và quảng cáo của bên nhượng quyền;
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong quá trình điều hành công việc kinh doanh trên thực tế.
Bên cạnh đó, hợp đồng li-xăng (hay còn được gọi là chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp) là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép các tổ chức và cá nhân khác được quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Phân biệt giữa nhượng quyền thương mại và li-xăng thông qua một số tiêu chí sau:
Tiêu chí so sánh | Nhượng quyền thương mại | Li – xăng |
Đối tượng | Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại. Quyền thương mại trong trường hợp này đó là hoạt động mua bán gắn liền với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo và bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền. | Đối tượng của li-xăng là quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong đó đối tượng được phép thực hiện hoạt động li-xăng sẽ không bao gồm chỉ dẫn địa lý và tên thương mại. |
Phạm vi | Phạm vi của nhượng quyền thương mại rộng hơn rất nhiều so với li-xăng. Trên thực tế thì phạm vi của nhượng quyền thương mại gắn liền với hoạt động mua bán nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng và bí quyết kinh doanh. | Trong khi đó, phạm vi của hoạt động li-xăng hẹp hơn so với phạm vi của nhượng quyền thương mại. Bởi vì phạm vi trong hoạt động này chỉ xoay quanh vấn đề chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. |
Mục đích | Là muốn quảng bá doanh nghiệp tiếp cận với tệp khách hàng mới hơn. Đồng thời, bên mua nhượng quyền cũng sẽ sử dụng thương hiệu, tên tuổi của thương hiệu giúp tăng nguồn thu nhập. | Hướng tới giá trị nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích. |
Các loại hợp đồng | – – Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp: Là hợp đồng giữa bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung; – Hợp đồng phát triển quyền thương mại: Bên nhận quyền được quyền phép thành lập nhiều hơn một cơ sở để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi khu vực địa lý nhất định. | – Hợp đồng độc quyền; – Hợp đồng không độc quyền; – Hợp đồng thứ cấp. |
Các hạn chế |
Đối với bên nhận quyền, theo quy định của pháp luật sẽ chỉ được thực hiện hoạt động chuyển quyền cho bên thứ ba nếu như được sự đồng ý của bên nhượng quyền. Ngược lại, đối với bên nhượng quyền, pháp luật hiện nay không có sự hạn chế đối với bên nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
| Pháp luật có quy định cụ thể về hạn chế đối với bên chuyển quyền trong hợp đồng độc quyền. Tức là bên chuyển quyền sẽ không được phép thực hiện hoạt động chuyển quyền cho bên thứ ba trong suốt khoảng thời gian chuyển quyền cho bên nhận quyền. |
Sự hỗ trợ | Hỗ trợ đào tạo ban đầu và thực hiện các thủ tục cung cấp trợ giúp kĩ thuật thường xuyên cho các thương nhân nhận chuyển quyền, để các thương nhân đó điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại. | Có thoả thuận giữa hai bên về vấn đề hỗ trợ. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ hỗ trợ kĩ thuật dưới hình thức cung cấp các loại tài liệu và dữ liệu cần thiết, cung cấp kiến thức chuyên môn cho bên nhận li-xăng. |
Như vậy có thể nói, hoạt động nhượng quyền thương mại được xem là hoạt động thương mại có đối tượng và phạm vi rộng hơn so với hoạt động li-xăng. Tuy nhiên, mỗi loại hoạt động đều có những đặc trưng riêng biệt, tùy thuộc vào từng loại hợp đồng và thỏa thuận của các bên trong khuôn khổ quy định của pháp luật về thương mại và sở hữu trí tuệ. Cần dựa trên một số tiêu chí trên đây để có thể phân biệt rõ nét giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và li-xăng.
2. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại và li-xăng:
2.1. Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương mại:
Thứ nhất, ưu điểm của nhượng quyền thương mại:
– Việc xây dựng thương hiệu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thương hiệu được coi là một trong những loại hình vũ khí vô cùng mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh, nhận diện thương hiệu được coi là chìa khóa để hoạt động kinh doanh trên thị trường. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương mại, chủ thể kinh doanh sẽ tiết kiệm được tài chính, tiết kiệm thời gian, từ đó tập trung công sức để nỗ lực xây dựng và phát triển thương hiệu. Cùng với sự tham gia đóng góp của tất cả các bên trong hệ thống nhượng quyền, thương hiệu sẽ ngày càng phát triển và có vị trí vững mặt trên thị trường, đem lại nguồn lợi lớn cho bên nhượng quyền và bên nhận quyền;
– Giảm thiểu rủi ro thất bại. Khi tham gia thị trường, điều quan trọng nhất đối với chủ thể kinh doanh đó là kiểm soát được các rủi ro có thể xảy ra. Thực tế đã chứng minh, rồi do thất bại của các bên, trong đó bao gồm bên nhận quyền và bên nhượng quyền sẽ thấp hơn rất nhiều dựa vào mô hình nhượng quyền thương mại;
– Quy trình thiết lập được tiêu chuẩn hóa và đơn giản hơn. Thiết lập cơ sở kinh doanh là một bước quan trọng. Được áp dụng một quy luật đã có sẵn trên thực tế được cung cấp bởi bên nhượng quyền và nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ của họ sẽ giúp cho bên nhận quyền dễ dàng hoàn thành và gia nhập vào thị trường mới;
– Sử dụng lượng khách hàng có sẵn. Vì thương hiệu nhượng quyền thương mại đã có chỗ đứng trên thị trường cho nên có rất nhiều lượng khách hàng trung thành của thương hiệu đó, lượng khách hàng đó đủ lớn để có thể hỗ trợ cho bên nhận quyền kinh doanh ổn thỏa, thậm chí là bùng nổ trong giai đoạn tiếp theo nếu như mức độ yêu thích thương hiệu và tính hấp dẫn của các chiến dịch khai trường ngày càng được gia tăng, yếu tố ngoại cảnh thuận lợi. Hầu hết khách hàng của các doanh nghiệp nhượng quyền được biết là khách hàng trung thành và hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền, đồng thời có sự yêu thích thương hiệu vô cùng cao. Sau cùng khách hàng thân thiết vẫn là vốn quý của doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng là tài sản quý giá nhất;
– Dễ dàng tìm kiếm được nguồn hỗ trợ tài chính.
Thứ hai, nhược điểm của nhượng quyền thương mại. Mặc dù nhượng quyền thương mại mang những lợi thế nhất định, tuy nhiên việc nhượng quyền thương mại vẫn gặp phải một số nhược điểm cần phải đối mặt như sau:
– Chi phí khởi đầu tương đối cao. Đó có thể là chi phí mặt bằng, chi phí hoạt động, chi phí thiết lập cơ sở, chi phí nhượng quyền, chi phí khai trương, chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo và tiền lương nhân viên, các loại thuế khác;
– Bị phụ thuộc vào bên nhượng quyền. Một vấn đề được đặt ra đó là sự phụ thuộc mà bên nhận quyền đương nhiên phải chấp nhận. Điều này có nghĩa là bên nhận quyền dù có hoạt động kinh doanh riêng của họ nhưng vẫn phải thực hiện theo chuỗi kinh doanh và chịu sự ảnh hưởng của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền sẽ duy trì sự quản lý của mình để đảm bảo cho hệ thống kinh doanh của cả chuỗi nhượng quyền;
– Bên nhận quyền phải chấp hành những quy tắc nghiêm ngặt. Bên nhượng quyền sử dụng các luật lệ của mình để buộc bên nhận quyền phải tuân thủ.
2.2. Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động li – xăng:
Thứ nhất, ưu điểm của hoạt động li-xăng:
– Việc li-xăng sản phẩm mới có hiệu quả cao hơn so với việc tự mình sản xuất ra sản phẩm đó;
– Tiếp cận những thị trường mới không dễ dàng thâm nhập, thông qua việc cho phép bên nhận li-xăng có quyền tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm;
– Hoạt động li-xăng là cần thiết khi một sản phẩm chỉ bán chạy nhất nếu kết hợp hoặc bán để sử dụng cùng với các sản phẩm khác, vì vậy đây là một cách thúc đẩy nhanh nhất quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả.
Thứ hai, nhược điểm của hoạt động li-xăng có thể kể đến như sau:
– Bên nhận li-xăng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của bên cấp li-xăng. Nguy hiểm hơn nếu bên nhận li-xăng có hành vi thao túng việc bán hàng của bên cấp li-xăng, làm cho bên cấp thu được ít thù lao hơn so với những thiệt hại trong kinh doanh do sự cạnh tranh của đối thủ;
– Nguồn thu của bên cấp li-xăng hoàn toàn phụ thuộc vào kĩ năng, khả năng và nguồn lực của bên nhận li-xăng. Sự phụ thuộc này ngày càng lớn trong trường hợp thực hiện hoạt động li-xăng độc quyền.
Như vậy có thể nói, nhượng quyền thương mại và li-xăng mang bản chất hoàn toàn khác nhau cần phải đánh giá ưu điểm và nhược điểm của các loại hình này để tránh sự nhầm lẫn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại.