Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp để có thể phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình. Vậy thay đổi tên công ty có cần phải ký lại các loại hợp đồng hay không?
Mục lục bài viết
1. Thay đổi tên công ty có cần ký lại các loại hợp đồng không?
Trước hết, trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tên doanh nghiệp là một trong những nội dung không thể thiếu căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Văn bản hợp nhất
– Tên cũ của công ty, mã số doanh nghiệp;
– Tên mới dự kiến sẽ thay đổi của công ty;
– Chữ ký, họ tên đầy đủ của người đại diện của công ty đó.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, tên mới của công ty cần phải đắp ứng được những điều kiện sau:
– Tên công ty phải được viết bằng tiếng Việt, tên công ty phải cấu thành bởi hai yếu tố đó là loại hình doanh nghiệp và tên riêng;
– Tên của công ty mới không được trung lập hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trên thị trường;
– Không được sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, tên của các tổ chức khác trong xã hội để làm tên riêng của doanh nghiệp nếu như chưa có sự đồng ý của các cơ quan tổ chức đó;
– Tên của công ty không được phép vi phạm văn hóa và không vi phạm truyền thống thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Nhiều người hiện nay đặt ra thắc mắc: Thay đổi tên công ty có cần phải ký lại các loại hợp đồng hay không? Có thể nói, khi doanh nghiệp đổi tên, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật không bị thay đổi và không bị chấm dứt trên thực tế. Vì vậy cho nên các hợp đồng và các giao dịch dân sự mà doanh nghiệp đã ký trước đó vẫn đương nhiên có hiệu lực trên thực tế, doanh nghiệp vẫn sẽ có các quyền và nghĩa vụ đối với các hợp đồng có tên cũ trước đó. Hay nói cách khác, công ty vẫn sẽ có trách nhiệm với hợp đồng mang tên của công ty cũ, doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành thủ tục suất hóa đơn theo tên của công ty mới trong khi hợp đồng có thể giữ nguyên tên của công ty cũ. Việc lập
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự và thủ tục phù hợp với pháp luật, phải trả phí theo quy định của pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp sau khi thực hiện thủ tục thay đổi tên cần phải làm thủ tục thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, mặc dù không phải ký lại các loại hợp đồng cũ với các đối tác tuy nhiên để thuận lợi trong quá trình hoạt động công ty và để tránh những tranh chấp xảy ra, việc thông báo cho các bên là cần thiết sau khi doanh nghiệp có sự đổi tên. Tóm lại, thay đổi tên công ty không cần ký lại các hợp đồng với các đối tác.
2. Việc thay đổi tên công ty có làm thay đổi quyền, nghĩa vụ của công ty hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, có quy định về việc đăng ký đổi tên doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp đổi tên doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cần phải gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính. Thành phần hồ sơ để doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản như sau: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được soạn theo mẫu do pháp luật quy định và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó, nghị quyết/quyết định và bản sao của biên bản họp hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên/loại hình công ty hợp doanh, quyết định của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chuyển đổi tên của doanh nghiệp;
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ đầy đủ thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật, trong trường hợp xét thấy hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu bổ sung. Sau quá trình kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu như tên của doanh nghiệp đăng ký thay đổi phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với thuần phong mỹ tục, không trái với quy định về vấn đề đặt tên doanh nghiệp;
– Việc thay đổi tên doanh nghiệp sẽ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đó.
Như vậy có thể nói, việc thay đổi tên công ty sẽ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của công ty trên thực tế.
3. Những điều cần lưu ý sau khi thay đổi tên công ty:
Cần phải lưu ý một số vấn đề sau khi thay đổi tên của công ty như sau:
– Sau khi thay đổi tên của công ty, công ty cần phải thay đổi con dấu pháp nhân của công ty đó tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị khắc con dấu để có thể làm con dấu mới phù hợp với tên của công ty mới mà không cần phải thực hiện hoạt động thông báo việc thay đổi con dấu đến cơ quan có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư;
– Cần phải in lại hóa đơn giá trị gia tăng. Đối với các doanh nghiệp phải có hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thì sau khi thực hiện hoạt động thay đổi tên của công ty, công ty đó cũng cần phải thay đổi hóa đơn giá trị gia tăng, vì trong hóa đơn giá trị gia tăng bắt buộc phải trả hiện tên của công ty đó;
– Sau khi thay đổi tên của công ty, các tài sản đăng ký sở hữu công ty cũng cần phải được thay đổi sao cho phù hợp với tên mới của công ty;
– Cần phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin tên của công ty trên các thiết bị chữ ký số hoặc biển hiệu của công ty.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.