Như đã biết, Đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng việc quản lý nguồn tài nguyên này vẫn được Nhà nước thực hiện với nhiều cách khác nhau, trong đó có giới hạn về việc thực hiện chuyển nhượng đất. Vậy, những loại đất bị hạn chế, không được phép tặng cho?
Mục lục bài viết
1. Những loại đất bị hạn chế không được phép tặng cho:
Tặng cho quyền sử dụng đất là quyền của cá nhân trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện pháp luật đã quy định. Hiện nay, Luật Đất đai và các văn bản liên quan điều chỉnh tất cả các nội dung liên quan đến quá trình tiến hành chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất nhưng trong một số trường hợp việc cá nhân có nhu cầu tặng cho sử dụng đất vẫn sẽ chịu sự hạn chế nhất định, những trường hợp này được xác định là việc chuyển nhượng có điều kiện. Căn cứ theo Điều 192 của Luật Đất đai năm 2013 thì những trường hợp hộ gia đình, cá nhân tặng cho quyền sử dụng đất của những loại đất sau đây sẽ bị hạn chế và phải đảm bảo những điều kiện nhất định.
– Hộ gia đình, cá nhân khi đang sinh sống xen kẽ trong phân khu được bảo vệ nghiêm ngặt hoặc phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở đất rừng mà loại đất này kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở trong phân khu này;
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì những đối tượng này cũng chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân khi đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó;
– Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang là dân tộc thiểu số sử dụng đất do nhà nước giao đất thông qua chính sách hỗ trợ của nhà nước thì được chuyển nhượng tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm tính từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ. Để phân tích rõ hơn điều kiện này thì tại
+ Hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ chỉ được chuyển nhượng tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất. Nếu được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận rằng không còn nhu cầu sử dụng giờ chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến một khu vực khác hoặc do chuyển sang làm nghề khác không cần sử dụng đến nguồn đất được nhà nước giao hoặc không còn khả năng lao động trên thực tế;
+ Trong trường hợp tổ chức, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của nhà nước mà không nằm trong trường hợp được chuyển nhượng tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của
2. Những loại đất không được phép tiến hành tặng cho:
Luật Đất đai không chỉ ghi nhận những trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất phải có những điều kiện nhất định mà còn có quy định những trường hợp sẽ không được tiến hành chuyển nhượng nhận tặng cho quyền sử dụng đất. Căn cứ theo Điều 191 của Luật Đất đai năm 2013 thì những trường hợp sau đây sẽ không được tiến hành việc tặng cho này:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cơ sở tôn giáo và người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được phép nhận chuyển nhượng nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng tặng cho quyền sử dụng đất;
– Đặc biệt với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân thì tổ chức kinh tế sẽ không được phép thực hiện thủ tục này, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và phê duyệt;
– Để quản lý tốt được diện tích sản xuất nông nghiệp mà Nhà nước đã quy định rằng hộ gia đình, cá nhân nếu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ không được phép nhận chuyển nhượng nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa;
– Đất nông nghiệp ở trong khu vực rừng phòng hộ hoặc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân nếu không sinh sống trong những khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó sẽ không được phép nhận chuyển nhượng nhận cho quyền sử dụng đất ở đất nông nghiệp. Hiện nay, căn cứ để xác định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 3 của Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, theo đó:
+ Đất được nhà nước giao cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất hoặc thực hiện do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì cá nhân phải trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp; hoặc đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được nhà nước công nhận;
+ Đối với những người được xác định là trực tiếp sản xuất phải không nằm trong đối tượng được hưởng lương xuyên hoặc đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
+ Xét trên trực thực tế nguồn thu nhập thường xuyên của các cá nhân, hộ gia đình phải xuất phát từ việc sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang được sử dụng tại điểm a Khoản 2 Điều 3 Thông tư này kể cả trong trường hợp nếu không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường hay gặp phải hỏa hoạn, dịch bệnh;
+ Nhà nước tiến hành giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật Đất đai đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.
3. Cố tình vi phạm việc tặng cho những loại đất bị hạn chế và không được tặng cho sẽ áp dụng mức phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 của Điều 19 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Nghị định 04/2022/NĐ-CP thì trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất được nhà nước không thu tiền sử dụng đất hoặc nhà nước công nhận theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất; nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm; nhà nước có thu tiền hoặc cho thuê trả tiền một lần mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc tiền đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và đặc biệt trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất không đúng đối tượng quy định tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt được ghi nhận như sau:
– Đối với hành vi vi phạm diện tích đất bị vi phạm dưới 0,05 ha thì mức phạt tiền được áp dụng tại khu vực nông thôn là từ 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng;
– Mức phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng sẽ được áp dụng nếu diện tích đất vi phạm có từ 0,05 hecta đến dưới 0,1 ha;
– Mức phạt tiền sẽ tăng lên từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm đó là từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha;
– Trong trường hợp hành vi vi phạm về diện tích đất từ 0,5 ha đến dưới 1 ha thì áp dụng mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng;
– Mức phạt tối đa được áp dụng đối với hành vi vi phạm khi tặng cho những loại đất bị hạn chế hoặc không được phép tặng cho lên đến 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm sẽ được áp dụng mức phạt tiền này là từ 1 ha trở lên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.