Khái quát chung về đăng ký kinh doanh và pháp luật về đăng ký kinh doanh tại Việt Nam hiên nay. Hiểu thế nào cho đúng về đăng ký kinh doanh.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về đăng ký kinh doanh:
Từ xa xưa, kinh tế và thương mại luôn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Ngày nay, kinh tế càng khẳng định được vị trí của mình trong sự phát triển chung của mỗi quốc gia cũng như trong quan hệ quốc tế. Đặc biệt sau khi dịch bệnh Covid 19 ổn định, tinh thần khởi nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ. Để có thể gia nhập được thương trường (trong nước, quốc tế), đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ĐKKD, đáp ứng đủ các điều kiện về: Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn,… Một trong những thủ tục đầu tiên và quan trọng, chủ thể kinh doanh cần cơ quan quản lý Nhà nước cấp “Giấy khai sinh”, công nhận sự ra đời của chủ thể kinh doanh về mặt pháp lý, đó là hoạt động ĐKKD.
Trước đây, khi kinh tế đất nước vẫn là kế hoạch hóa tập trung, kinh doanh và tự do kinh doanh không được thừa nhận trong lý luận và thực tiễn pháp luật. Từ khi thực hiện quyết định đổi mới của Đảng ta năm 1986, Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân. Thuật ngữ “đăng ký kinh doanh” bắt đầu được ghi nhận trong Luật Công ty năm 1990, sau đó là
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 1 năm 2021 quy định:
Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.
Mặt khác, cơ quan thực hiện quản lý doanh nghiệp hiện nay theo quy định của Nhà nước là cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo đó, các chủ thể kinh doanh đều phải làm thủ tục cấp GCNĐKDN tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nếu có đủ điều kiện kinh doanh.
Đăng ký kinh doanh là hoạt động quản lý đầu tiên của Nhà nước đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện các hoạt động quản lý tiếp theo của mình khi doanh nghiệp đi vào sản xuất, đồng thời đặt cơ sở ban đầu cho công tác quản lý trong khâu hậu kiểm, thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô và đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp ngay từ khâu gia nhập thị trường.
Như vậy, có thể hiểu ĐKKD là một thủ tục pháp lý mà theo đó chủ thể kinh doanh phải khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về dự kiến hoạt động của mình theo đúng quy định của pháp luật với các nội dung cụ thể, được Nhà nước thừa nhận và lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời cấp cho chủ thể đăng ký kinh doanh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bằng chứng pháp lý chứng minh chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp, được Nhà nước công nhận và bảo hộ: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
GCNĐKDN thực chất là một loại văn bản hoặc bản điện tử, mang tính chất pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép hoặc đồng ý để chủ thể kinh doanh là cá nhân hoặc tổ chức tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh.
Thông qua GCNĐKDN, Nhà nước thực hiện chức năng tổng hợp và quản lý tất cả các chủ thể kinh doanh đang hoạt động trên thị trường để thực hiện chức năng thu thuế, đồng thời đặt cơ sở ban đầu cho công tác quản lý trong khâu hậu kiểm, đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh ngay từ khâu gia nhập thị trường.
Đây là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp cùng hoạt động, tham gia theo quy định chung, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện các hoạt động quản lý tiếp theo của mình khi doanh nghiệp đi vào sản xuất như định hướng của Nhà nước đến hệ thống các doanh nghiệp, làm cho hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Nhà nước, tạo ra sự phát triển đồng đều và cân bằng về mặt kinh tế và xã hội.
Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa, ĐKKD là một thủ tục pháp lý có tính bắt buộc đối với các chủ thể kinh doanh, theo đó các chủ thể thực hiện việc đăng ký các thông tin theo quy định của pháp luật với các cơ quan ĐKKD nhằm ghi nhận sự ra đời và xác định địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Các đặc điểm cơ bản của đăng ký kinh doanh bao gồm:
Một là, ĐKKD là thủ tục để gia nhập thị trường
Để gia nhập thị trường và tiến hành các hoạt động kinh doanh, các chủ thể phải thực hiện trình tự, thủ tục để khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự kiến hoạt động của mình với những thông tin cụ thể. Những thông tin này sẽ được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
ĐKKD là thủ tục pháp lý quan trọng và bắt buộc khi mới thành lập. Để gia nhập được thị trường và được hoạt động, doanh nghiệp cần các điều kiện cần tức là chủ cần đăng ký doanh nghiệp và được cấp GCNDKDN đối với những lĩnh vực, ngành nghề không cần điều kiện, và phải có thêm điều kiện đủ đối với những lĩnh vực, ngành nghề theo pháp luật đầu tư và chuyên ngành quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Hai là, thông qua việc ĐKKD, chủ thể kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. GCNĐKDN thực chất là một loại văn bản mang tính chất pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép hoặc đồng ý để một chủ thể kinh doanh (cá nhân hoặc tổ chức) tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất định.
Mục đích thông qua việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giúp nhà nước quản lý, nắm bắt và tổng hợp được tất cả các chủ thể kinh doanh đang hoạt động trên thương trường để thực hiện chức năng thu thuế, đồng thời đặt cơ sở ban đầu cho công tác quản lý trong khâu hậu kiểm, thực hiện việc điều tiết kinh tế vĩ mô và tạo điều kiện đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh ngay từ khâu gia nhập thị trường.
Ba là, ĐKKD là phương thức đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh
Từ thời điểm ĐKKD, mọi hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh sẽ được nhà nước đảm bảo như: công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp, công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, tài sản và vốn đầu tư hợp pháp… đều là những quyền luôn được Nhà nước đảm bảo và ghi nhận, cam kết cho các chủ thể kinh doanh có khả năng phát triển trong một môi trường lành mạnh, ổn định.
Mặt khác, với vai trò định hướng cho sự phát triển của thị trường, Nhà nước còn thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế như: chính sách thuế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư… nhằm bảo đảm cho chủ thể kinh doanh thực hiện quyền của mình hiệu quả nhất.
2. Khái quát chung pháp luật về đăng ký kinh doanh:
Khi doanh nghiệp gia nhập thị trường để thực hiện các hoạt động kinh doanh tiên phải tiến hành ĐKKD tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích ghi nhận sự ra đời của doanh nghiệp như một thực thể pháp lý độc lập và được pháp luật thừa nhận. Đồng thời, đây là quy định mang tính chất bắt buộc và đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Pháp luật về ĐKKD không chỉ phản ánh quy trình thành lập doanh nghiệp mà còn điều chỉnh những yêu cầu về hành vi kinh doanh của chủ thể kinh doanh sau khi thành lập đi vào hoạt động, tăng cường khâu hậu kiểm, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể kinh doanh thực hiện đúng cam kết của mình khi thành lập doanh nghiệp.
Pháp luật về ĐKKD được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh về các vấn đề điều kiện, nội dung và trình tự, thủ tục ĐKKD của các chủ thể kinh doanh tại cơ quan ĐKKD cũng như trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh.
Hoạt động ĐKKD là một thủ tục khai sinh nên một hình thức kinh doanh mới, vì vậy nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh, mặt khác cũng đảm bảo quyền tự do kinh doanh pháp luật về ĐKKD phải bao quát điều chỉnh hết các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động ĐKKD. Để bảo bảo quản lý nhà nước trong hoạt động đăng ký kinh doanh, tránh tình trạng việc đăng ký kinh doanh không đúng theo quy định của pháp luật. Các chủ thể kinh doanh có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh, ngay từ khi có ý tưởng thành lập doanh nghiệp đã phải có ý thức trong quá trình ĐKKD phải chịu trách nhiệm, toàn bộ thông tin ghi trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải gắn trách nhiệm của mình trong đó. Khi có thông tin cần phải thay đổi, bổ sung trong hồ sơ ĐKKD doanh nghiệp phải báo cáo kịp thời với cơ quan ĐKKD. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
Các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện trình tự, thủ tục, hồ sơ ĐKKD với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời quy định chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của Cơ quan quản lý nhà nước về ĐKKD. Các nội dung cụ thể pháp luật điều chỉnh quá trình thành lập doanh nghiệp như: Quy định về chủ thể kinh doanh; về điều kiện, thủ tục ĐKKD; về giấy chứng nhận ĐKDN…