Kể từ ngày tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định mở thủ tục phá sản thì người lao động sẽ phải có nghĩa vụ bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Vậy người lao động tẩu tán tài sản của công ty phá sản sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt người lao động tẩu tán tài sản khi công ty phá sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Luật phá sản năm 2014 có quy định về nghĩa vụ của người lao động trong trường hợp công ty phá sản. Theo đó thì có thể nói, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân gia quyết định mở thủ tục phá sản cho doanh nghiệp thì người lao động sẽ phải cố gắng tự bảo vệ tài sản của doanh nghiệp và bảo vệ tài sản của hợp tác xã theo quy định của pháp luật, người lao động sẽ không được thực hiện các hành vi nhằm che dấu và tẩu tán tài sản trái quy định của pháp luật. Hành vi người lao động cần tán tài sản của công ty phá sản là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp thì người lao động sẽ phải có nghĩa vụ bảo vệ tài sản của doanh nghiệp đó một cách tốt nhất trong phạm vi năng lực của mình. Người lao động nào có hành vi tẩu tán tài sản khi công ty phá sản sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 75 của
– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật khi thực hiện hoạt động che giấu tài sản của doanh nghiệp và hợp tác xã được tính kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp hoặc tẩu tán tài sản của hợp tác xã được tính kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng cho những phân tích nêu trên, và biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng khi thực hiện hành vi này đó là bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm của mình.
2. Thẩm quyền xử phạt người lao động tẩu tán tài sản khi công ty phá sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của tòa án. Theo đó thì có thể nói, pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về quyền của thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản. Cụ thể như sau:
– Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp và phá sản tập xã, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền như trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh án tòa án nhân dân cấp huyện, chánh án tòa chuyên trách của tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 7.500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên;
– Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động bồi thường nhà nước, và để đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính hoặc tịch thu tang vật vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp sau khi tòa án mở thủ tục phá sản theo như phân tích nêu trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng, vì vậy thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản sẽ có thẩm quyền xử phạt người lao động khi người lao động đó có hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản theo như phân tích nêu trên.
3. Những quyền lợi người lao động khi công ty phá sản:
Người lao động khi công ty phá sản sẽ có một số quyền lợi cơ bản sau đây:
Thứ nhất, chấm dứt
Thứ hai, người lao động sẽ được ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản. Mặc dù doanh nghiệp khi tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật tức là doanh nghiệp đó đã lâm vào tình trạng không thể thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, vấn đề này không đồng nghĩa với việc là thời điểm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì doanh nghiệp đó không còn bất cứ tài sản nào. Những tài sản còn lại của công ty như máy móc, quyền sử dụng đất … sẽ được xử lý để thanh toán cho các khoản nợ và các chi phí khác theo quy định của pháp luật, trong đó có các khoản về tiền lương và quyền lợi cho người lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động năm 2019, trong trường hợp doanh nghiệp phá sản theo quy định của pháp luật thì tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và một số quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và phù hợp với hợp đồng lao động sẽ được ưu tiên thanh toán. Như vậy có thể nói, người lao động sẽ được quyền ưu tiên thanh toán sau khi doanh nghiệp đã chi trả các khoản chi phí phá sản. Thứ tự chia tài sản của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án được quy định như sau:
– Chi phí phá sản;
– Nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và phù hợp với thỏa ước lao động tập thể đã ký kết đối với người lao động;
– Các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích khôi phục lại tình trạng hoạt động của doanh nghiệp;
– Nghĩa vụ tài chính đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các khoản nợ không có bảo đảm cần phải chi trả cho chủ nợ, các khoản nợ có bảo đảm tuy nhiên chưa được thanh toán do giá trị của tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Luật Phá sản năm 2014;
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.