Không hiếm gặp các trường hợp cây cối gây ra thương tích cho con người, tài sản của người khác. Vậy pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra:
- 2 2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra:
- 2.1 2.1. Thiệt hại thực tế do cây cối gây ra phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời:
- 2.2 2.2. Giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình:
- 2.3 2.3. Thay đổi mức bồi thường:
- 2.4 2.4. Không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra:
- 2.5 2.5. Không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại:
1. Quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra:
Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải có trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Thiệt hại do cây cối gây ra là tự bản thân cây cối đổ, gãy gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác. Trường hợp do hành vi của con người tác động vào cây cối gây ra thiệt hại là bồi thường thiệt hại do hành vi con người gây ra (ví dụ, A chặt cây và để cây đổ vào người B làm B gãy chân).
Các chủ thể sau đây phải bồi thường thiệt hại:
– Chủ sở hữu:
+ Khi cây cối đổ, gãy gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường theo quy định của pháp luật, vì chủ sở hữu là người hưởng hoa lợi từ cây cối và có trách nhiệm phải trông coi bảo quản không để cây cối gây ra thiệt hại cho người khác trong quá trình trồng coi, quản lý cây cối thì chủ sở hữu phải kịp thời phát hiện nguy cơ cây cối có khả năng gây thiệt hại cho những người xung quanh như cây đã mục ruỗng, cành cây to chưa được chặt… và tìm cách khắc phục.
+ Chủ sở hữu cây cối không phải bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại (ví dụ, một người đu lên cành cây của người khác, cành cây bị gãy khiến người đu rơi xuống đất ngã gãy tay) hay trong trường hợp bất khả kháng (ví dụ, mưa, bão lớn làm đổ cây vào người đi đường…).
– Người được giao quản lý: Người đang quản lý cây cối có thể là cá nhân, pháp nhân là người được chủ sở hữu giao quản lý theo hợp đồng hoặc giao nghĩa vụ quản lý cây cối. Ví dụ, chủ sở hữu cho người khác thuê vườn cây ăn trái để làm dịch vụ du lịch. Trong trường hợp này, cây cối gây ra thiệt hại thì người đang quản lý cây cối là người thuê vườn cây phải bình thường, bởi vì, người đang trông coi, quản lý là người hưởng hoa lợi từ cây cối và buộc phải biết tình trạng của cây cối và kịp thời chặt bỏ, phát, tỉa cành cây hay chặt cây mộc ruỗng… nhằm tránh nguy cơ cây đổ, gãy gây ra thiệt hại.
– Người chiếm hữu cây cối: là người được chủ sở hữu giao cho trông coi, chăm sóc cây cối theo hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Trong thời gian chiếm hữu mà cây cối gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại.
2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra:
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra bao gồm có:
2.1. Thiệt hại thực tế do cây cối gây ra phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời:
Thiệt hại thực tế do cây cối gây ra phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, hình thức bồi thường bằng tiền hay là bằng hiện vật hoặc là bồi thường bằng hình thức thực hiện một công việc nào đó, phương thức bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cụ thể:
– Thiệt hại thực tế do cây cối gây ra là thiệt hại đã xảy ra về vật chất, về tinh thần, được tính thành tiền tại thời điểm giải quyết bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Thiệt hại do cây cối gây ra phát sinh sau thời điểm giải quyết bồi thường lần đầu được xác định tại thời điểm giải quyết bồi thường do cây cối gây ra lần tiếp theo nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại do cây cối gây ra.
+ Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm do cây cối gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại do cây cối gây ra; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm.
+ Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm do cây cối gây ra hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.
– Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ là tất cả các thiệt hại thực tế xảy ra do cây cối gây ra đều phải được bồi thường.
– Thiệt hại phải được bồi thường kịp thời là thiệt hại do cây cối gây ra phải được bồi thường nhanh chóng nhằm ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại.
2.2. Giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình:
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại do cây cối gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Cụ thể:
– Theo nguyên tắc của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp nếu áp dụng nguyên tắc trên sẽ không mang lại hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật vì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thể bồi thường toàn bộ thiệt hại. Cho nên, pháp luật dự liệu các trường hợp giảm mức bồi thường thiệt hại cho người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Để được giảm mức bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra cần có hai điều kiện sau:
+ Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra không có lỗi hoặc có lỗi vô ý. Tức là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra không lường trước được hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho chủ thể khác
+ Thiệt hại do cây cối gây ra xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường. Điều này có nghĩa là xét tại thời điểm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra cũng như trong tương lai thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra không có khả năng kinh tế để bồi thường phần lớn hay toàn bộ thiệt hại do cây cối gây ra. Đây là một quy định mang tính nhân văn cũng như mang tính hỗ trợ cao cho việc thực thi pháp luật.
2.3. Thay đổi mức bồi thường:
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại do cây cối gây ra hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Cụ thể:
– Mức bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế – xã hội; sự biến động về giá cả; đã có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại do cây cối gây ra; sự thay đổi về khả năng kinh tế của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra mà mức bồi thường không còn phù hợp với sự thay đổi đó.
– Bên bị thiệt hại do cây cối gây ra hoặc bên gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra phải có đơn yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại.
2.4. Không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra:
Khi bên bị thiệt hại do cây cối gây ra có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Đây là trường hợp của người bị thiệt hại do cây cối gây ra cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại xảy ra với chính họ. Do đó, với những thiệt hại xảy ra tương ứng với mức độ lỗi của họ thì không được bổi thường.
2.5. Không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại:
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại do cây cối gây ra xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình. Nguyên tắc này nâng cao trách nhiệm của bên bị thiệt hại, nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp bên bị thiệt hại để mặc cho thiệt hại xảy ra nhằm để hưởng bồi thường.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.