Tại Việt Nam, Căn cước công dân được hiểu là giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng phân biệt cá nhân khác nhau. Vậy cầm cố thẻ CCCD, CMND thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Gặp khó khăn về kinh tế nên đem cầm cố thẻ CCCD, CMND có vi phạm không?
Cá nhân khi sinh sống tại Việt Nam thì bắt buộc phải có căn cước công dân, bởi đây là giấy tờ tùy thân quan trọng của công dân Việt Nam, có giá trị chứng minh thông tin cơ bản liên quan đến lai lịch, nhận dạng, cũng như được sử dụng để thực hiện các giao dịch hành chính trên toàn lãnh thổ Việt Nam; trong một số trường hợp có thể được sử dụng thay cho hộ chiếu nếu trong trường hợp Việt Nam và nước khác có điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân hai bên sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho hộ chiếu.
Trong pháp luật dân sự, Nhà nước ta cho phép tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của một cá nhân, tổ chức có thể đem đi cầm cố một cách hợp pháp. Nhưng đồng đồng nghĩa vói việc, bất kỳ tài sản nào của cá nhân cũng có thể thực hiện giao dịch này dù trong trường hợp khó khăn nhất về kinh tế. Đặc biệt đối với trường hợp mang căn cước công dân đi cầm lấy tiền được xác định là một trong những hành vi vi phạm đang bị nghiêm cấm trong Văn bản hợp nhất
– Cá nhân có hành vi cản trở thực hiện các quy định mà liên quan đến Luật căn cước công dân đã ban hành;
– Liên quan đến giải quyết thủ tục và căn cước công dân mà gây xsách nhiễu, phiền hà cũng như việc này tái diễn trong quá trình giải quyết liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư và cơ sở dữ liệu căn cứ công dân;
– Đối với các cá nhân có thẩm quyền mà cố tình làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân; những thông tin tài liệu liên quan đến căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia và dân cư của công dân không được cung cấp một cách đầy đủ hoặc cung cấp trái theo quy định của pháp luật; thậm chí có hành vi lạm dụng thông tin của công dân đã gây thiệt hại cho cơ quan tổ chức cá nhân khác;
– Nếu làm lộ bí mật thông tin thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cứ công dân cũng là nằm trong hành vi đang bị nghiêm cấm đã được luật này quy định;
– Đối với các giao dịch liên quan đến căn cước công dân thì các khoản phí, lệ phí cũng phải được thực hiện theo đúng quy địnhm còn trong trường hợp tự đề xuất hoặc yêu cầu thu, sử dụng phí, lệ phí trái quyết định cũng sẽ bị nghiêm cấm;
– Đặc biệt là có hành động làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ căn cước công dân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp; có hành vi chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước công dân của người khác; thẻ căn cước được cấp cho cá nhân sở hữu một cách hợp pháp nhưng lại tự ý cho thuê, cho mượn, hoặc thuê, mượn, cầm cố nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước công dân hoặc sử dụng thẻ căn cước công dân giả;
– Hành động truy cập trái phép cố tình thay đổi xóa hủy hoặc phát tán thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
– Trong trường hợp không được phép thu hồi, tạm giữ thẻ căn cứ công dân nhưng lại thực hiện trái với quy định.
Với các trường hợp nêu trên, cá nhân tự ý cầm cố căn cước công dân đang trái với quy định của pháp luật. Công dân không được phép cầm cố để lấy tiền tiêu xài hoặc giải quyết vấn đề liên quan đến tài chính của bản thân.
2. Khi bị phát hiện hành vi cầm cố thẻ căn cước công dân thì sẽ bị xử phạt thế nào?
Như đã biết, hành vi cầm cố thẻ căn cước công dân là một trong những trường hợp đã được pháp luật quy định là không được phép thực hiện. Nếu cá nhân cố tình có hành vi vi phạm thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt được quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm dưới đây sẽ là từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng:
– Cá nhân có hành động làm giả giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các thông tin liên quan đến giấy xác nhận số chứng minh nhân dân chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Đối với các giấy tờ giả như sử dụng giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân không được cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp;
– Tiến hành các hoạt động thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân cũng sẽ bị áp dụng mức xử phạt tối đa lên đến 6 triệu đồng;
– Cũng trong Điều 10 của Nghị định này thì hành vi mua bán, thuê, cho thuê giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân cũng sẽ bị áp dụng xử phạt trên;
– Tiến hành mượn, cho mượn giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân để hỗ trợ cho quá trình thực hiện hành vi trái với quy định. Hiện nay, tại khoản 5 của Điều này cũng đã ghi nhận hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân đó là bị tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài ra, còn kể đến một số các hành vi vi phạm quy định tại điểm b,c Khoản 2, điểm a Khoản 3, điểm a, b và d Khoản 4 của Điều này;
Biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được áp dụng đối với trường hợp cầm cố căn cước công dân đó là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đã thực hiện do hành vi vi phạm gây nên. Đối với hành vi vi phạm tại điểm a, d và đ khoản 4 của Điều này cũng sẽ áp dụng biện pháp khắc phục tương tự.
Ngoài ra biện pháp buộc nộp lại giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân đối với hành vi vi phạm quy định khác cũng sẽ được áp dụng.
Như vậy trường hợp cá nhân cầm cố thẻ căn cước công dân thì mức xử phạt hành chính sẽ dao động từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng; người cầm cố sẽ buộc phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được và sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Lưu ý rằng mức xử phạt nêu trên sẽ áp dụng đối với cá nhân còn trong trường hợp tổ chức là đối tượng Thực hiện hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp hai lần mức phạt đối với cá nhân.
3. Những rủi ro liên quan đến việc cầm cố căn cước công dân:
Như đã biết, căn cứ công dân là một trong những giấy tờ pháp lý quan trọng đối với cá nhân. Căn cưóc công dân lưu giữ những thông tin liên quan đến nhân thân như tên, tuổi, họ tên cũng như nơi ở, quê quán; nếu trong trường hợp rủi ro bị lộ thông tin ra bên ngoài đối với những đối tượng xấu thì rất dễ sẽ bị sử dụng vì mục đích trái với quy định pháp luật. Hiện nay, việc làm này ẩn chứa nhiều rủi ro có thể kể đến một số các tình huống như sau:
– Đối tượng xấu sẽ sử dụng những hình ảnh hoặc thông tin của căn cước công dân để tạo tài khoản ngân hàng ảo tiến hành lừa đảo chiếm đoạt tiền của các cá nhân tổ chức khác;
– Lợi dụng vào các thông tin trong căn cước công dân thì những đối tượng này sẽ tiến hành vay tiền tại các tổ chức tín dụng một cách dễ dàng;
– Thực hiện các hành vi trái pháp luật như lập công ty ma để trốn thuế, mua bán hóa đơn;
– Ngoài ra, còn có thể được sử dụng vào trong các vụ cá cược, đánh bạc hoặc đối với một số trường hợp có thể sử dụng để lẩn tránh sự truy nã từ cơ quan có thẩm quyền.
Chính vì những rủi ro có thể xảy ra đối với người đem đi cầm cố căn cứơc công dân thì cần thật sự cân nhắc đối với quyết định thực hiện việc này. Cá nhân không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính này mà còn đối diện với nhiều những rủi ro sau này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.