Trong quá tình hoạt động của tàu thuyền thì chủ tàu là cá nhân giữ vị trí quan trọng đảm vảo sự an toàn cúa tát cả thuyền viên. Vậy xử phạt chủ tàu không thực hiện mệnh lệnh về chữa cháy được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt chủ tàu không thực hiện mệnh lệnh về chữa cháy?
- 2 2. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải có được xử phạt về hành vi của chủ tàu không thực hiện mệnh lệnh về chữa cháy?
- 3 3. Chủ tàu biển không thực hiện mệnh lệnh tham gia chữa cháy thì áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm là bao lâu:
1. Xử phạt chủ tàu không thực hiện mệnh lệnh về chữa cháy?
Để đảm bảo cho quá trình hoạt động của các phương tiện là tàu biển an toàn thì chủ tàu biển có trách nhiệm quan trọng trong quá trình tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển, cá nhân này có nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh của các vụ hàng hải khi tham gia chữa cháy. Trong trường hợp, có hành vi vi phạm không thực hiện mệnh lệnh thì sẽ bị xử phạt theo đúng quy định. Hiện nay, mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không thực hiện mệnh lệnh về chữa cháy được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 142/2017/NĐ-CP.
– Theo đó, đối với hành vi vi phạm về phòng, cháy nổ đối với tàu thuyền như cố tình hút thuốc ở nơi cấm hút thuốc hoặc đối với các hành vi vô ý có thể gây cháy nổ trên tàu thuyền có thể áp dụng mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng nếu có hành vi vi phạm;
– Mức phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm như:
+ Cá nhân là chủ tàu thuyền không tuân thủ trong việc ghi nhận các dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn ở nơi dễ cháy dễ nổ theo đúng quy định;
+ Trong quá trình hoạt động của tàu thuyền trên biển cũng không trang bị cho tàu thuyền sơ đồ hệ thống kiểm soát cháy, đồng thời bảng phân công chữa cháy hoặc bản chỉ dẫn các thao tác ở những vị trí trên đầu cũng không được trang bị theo đúng quy định;
– Trên thực tế, có chuẩn bị thiết bị chữa cháy tuy nhiên những trang thiết bị này lại đặt không đúng vị trí đã quy định trên tàu thuyền;
– Để đảm bảo được sự hiệu quả khi trang bị thiết bị chữa cháy thì các thành viên cũng phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị này mới áp dụng được trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên thuyền viên lại không sử dụng thành thạo những trang thiết bị này về phòng cháy chữa cháy của tàu thuyền cũng là một trong những hành vi vi phạm của chủ tàu thuyền và sẽ bị áp dụng mức phạt tiền nêu trên;
– Đối với trường hợp sử dụng trang thiết bị chữa cháy của tàu nhưng lại không đúng theo quy định;
– Vi phạm ltrong việc không tuân thủ đúng theo quy trình bảo quản bảo dưỡng trang thiết bị phòng, chống cháy nổ;
– Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu có một trong 5 hành vi vi phạm dưới đây:
+ Trên tàu thuyền, chủ tàu thuyền không tuân thủ việc trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo đúng quy định hoặc trang thiết bị phòng chống cháy nổ không được sử dụng hoặc đã hết hạn sử dụng không còn giá trị trên thực tế nữa;
+ Không đề xuất ra được kế hoạch ứng cứu phòng chống cháy nổ trong trường hợp khẩn cấp;
+ Trong quá trình vận hành của tàu thuyền thì có tiến hành các công việc phát ra tia lửa trên boong tàu, hầm hàng, buồng máy trong khi chưa được cho phép của Bộ hàng hải cấp phép;
+ Những phương tiện chuyên dùng được dùng để chữa cháy nhưng lại được tận dụng sử dụng vì mục đích khác. Điều này đang làm giảm bớt giá trị đối với các phương tiện được sử dụng phòng chữa cháy đồng thời cũng gián tiếp hoặc trực tiếp làm hư hại đến những chức năng quan trọng trong việc sử dụng chữa cháy;
+ Đối với trường hợp không có trang thiết bị chữa cháy hoặc trang thiết bị chữa cháy không còn phù hợp và không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hoặc đã hết hạn sử dụng theo quy định thì cũng có thể áp dụng mức xử phạt lên đến 10 triệu đồng;
– Cuối cùng, mức phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng được áp dụng trong việc thực hiện chậm trễ hoặc không thực hiện mệnh lệnh của Bộ hàng hải liên quan đến vấn đề tham gia chữa cháy ở cầu cảng, vùng nước cảng biển;
Bên cạnh đó tại Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP có quy định rõ về nguyên tắc xác định mức phạt tiền như sau: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính đã được quy định tại Nghị định 142/2017/NĐ-CP thì mức phạt được áp dụng chung đối với cá nhân; còn trong trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính nhưng tổ chức là bên thực hiện hành vi này thì mức xử phạt sẽ bằng 2 lần mức xử phạt đối với cá nhân.
Như vậy chủ tàu biển cố tình không thực hiện mệnh lệnh về chữa cháy của cả vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển có thể sẽ xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng đối với cá nhân; còn trong trường hợp là tổ chức có sự vi phạm đến mức phạt là 20 triệu đồng với 60 triệu đồng.
2. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải có được xử phạt về hành vi của chủ tàu không thực hiện mệnh lệnh về chữa cháy?
Quyền xử phạt chủ tàu biển không thực hiện mệnh lệnh về tham gia chữa cháy được trao cho nhiều các cá nhân. Đã được quy định tại Điều 60, 61, 62, 63, 64, 65 và 66 của Nghị định này. Các cá nhân khi đang thi hành công vụ nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình quản lý nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp ngăn chặn và tiến hành lập biên bản vi phạm theo đúng quy định.
Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải cũng là một trong những chức danh được trao thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt phù hợp với thẩm quyền cho phép. Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Nghị định 142/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123 năm 2021 thì Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải khi thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân hoặc tổ chức của hành vi vi phạm; có thể áp dụng mức phạt tiền lên đến 500.000 đồng khi phát hiện hành vi vi phạm; tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính cũng là một trong những hình thức xử phạt bổ sung được trao cho thẩm quyền của Thanh tra viên và phải đảm bảo rằng giá trị của tang vật phương tiện bị tịch thu sẽ không vượt quá 1 triệu đồng;
Ngoài ra, cá nhân này cũng sẽ được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đã được hướng dẫn cụ thể tại điểm a điểm c và 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020.
Như vậy chủ tàu biển nếu không thực hiện mệnh lệnh của cảng vụ hàng hải trong quá trình tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển có thể bị áp dụng hình thức xử phạt tiền với mức tiền cao nhất lên đến 30 triệu đồng đối với cá nhân; còn hành vi vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ là 60 triệu đồng; soi chiếu với quy định nêu trên thì Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải sẽ không có thẩm quyền xử phạt chhur tàu biển đối với lỗi này bởi vì mức phạt tiền tối đa mà cá nhân này được sử dụng đó là 500.000 đồng. Cá nhân là Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải không được xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này tuy nhiên hoàn toàn có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính sau đó gửi đến cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền để ban hành quyết định xử phạt.
3. Chủ tàu biển không thực hiện mệnh lệnh tham gia chữa cháy thì áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm là bao lâu:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 142/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: Thời hiệu được áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải là 01 năm; riêng đối với hành vi vi phạm hành chính liên quan đến vi phạm xây dựng cảng biển, cảng cạn, các công trình hàng hải, vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Như vậy, trong vòng 1 năm kể từ ngày chủ tàu biển không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở vùng nước cảng biển thì cá nhân, cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm này vì vẫn nằm trong thời hạn được xử phạt theo quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 142/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.