Xe mang biển số ngoại giao là loại phương tiện được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối và bất khả xâm phạm trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều người thắc mắc, xe mang biển số ngoại giao gây tai nạn có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Xe biển số ngoại giao gây tai nạn có bị xử phạt không?
Khi tham gia giao thông, chắc hẳn bạn sẽ gặp rất nhiều biển số xe lạ với nhiều ký hiệu khác nhau, và đó có thể hoàn toàn là biển ngoại giao của đại sứ hoặc tổng lãnh sự trên lãnh thổ của Việt Nam. Nhìn chung thì có thể nói, các phương tiện mang biển số ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ gần như là tuyệt đối và bất khả xâm phạm trên toàn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy biển số xe ngoại giao có giá trị vô cùng đặc biệt. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Xe mang biển số ngoại giao gây tai nạn có bị xử phạt hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu các văn bản hướng dẫn có liên quan đến biển số xe ngoại giao.
Căn cứ theo quy định tại mục I của Thông tư liên tịch 01/TTLN Hướng dẫn việc điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao thông nước ngoài gây ra, thì hoàn toàn có thể nói, các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do những đối tượng được xác định là người nước ngoài hoặc những phương tiện giao thông đường bộ mang biển số của người nước ngoài gây ra tai nạn trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đều phải được điều tra và xử lý chính xác, quá trình điều tra và xử lý phải đảm bảo tính kịp thời và đảm bảo lợi ích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của công dân bị thiệt hại do vụ việc vi phạm đó gây ra.
Người nước ngoài được nhắc đến trong Thông tư liên tịch 01/TTLN Hướng dẫn việc điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao thông nước ngoài gây ra, phải được xác định là người có quốc tịch của một quốc gia khác hoặc là người không có quốc tịch đang hiện diện và có mặt trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những đối tượng là người nước ngoài trong trường hợp này có thể kể đến như sau:
– Những người có thân phận ngoại giao, tức là những người có hộ chiếu ngoại giao được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, họ đang làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, họ có thể làm việc tại các cơ quan đại diện lãnh sự hoặc các cơ quan đại diện của nước ngoài khác đọc trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và các thành viên trong gia đình của những đối tượng này cùng chung sống với họ trên lãnh thổ của Việt Nam, những người có thân phận ngoại giao của các phái đoàn đại biểu của đảng, phái đoàn đại biểu của chính phủ hoặc của Quốc Hội, của nhà nước đến thăm nước Việt Nam trên thực tế theo lời mời, những người khác có thân phận ngoại giao theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả đại diện của các tổ chức quốc tế và thành viên trong gia đình của họ trên lãnh thổ của Việt Nam, và không có quốc tịch Việt Nam (nhầm mục đích đảm bảo quyền bình đẳng giữa công dân Việt Nam với nhau), thì sẽ được nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho hưởng các quyền ưu đãi và quyền miễn trừ ngoại giao;
– Những đối tượng này được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bên cạnh đó họ còn được rồi miễn trừ xét xử về hình sự và dân sự, được hưởng quyền miễn trừ xử lý vi phạm hành chính đối với các vụ việc vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do chính họ gây ra trên thực tế, tuy nhiên họ phải tôn trọng luật lệ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó bao gồm cả luật lệ về giao thông đường bộ, mặc dù được hưởng quyền miễn trừ tuy nhiên họ cũng phải có trách nhiệm đền bù về vật chất đối với các vụ việc tai nạn giao thông do bản thân họ gây ra;
– Những đối tượng được xác định là nhân viên hành chính kĩ thuật, nhân viên phục vụ làm việc tại các cơ quan đại diện nước ngoài và các cơ quan nước ngoài khác theo như phân tích nêu trên, hoặc những đối tượng được xác định là thành viên của gia đình những đối tượng trên không mang quốc tịch Việt Nam, chung sống với họ trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các thành viên không có thân phận ngoại giao của các phái đoàn đại biểu, thì những người này chỉ được miễn trừ xét xử về hình sự và dân sự, xử phạt vi phạm hành chính đối với các vụ vi phạm luật lệ an toàn giao thông đường bộ do họ gây ra trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong khi thi hành công vụ, tuy nhiên không được miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt vi phạm hành chính khi không đang trong quá trình thi hành công vụ, và họ phải có trách nhiệm đền bù về vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do bản thân họ gây ra trên thực tế.
Theo đó thì có thể nói, xe mang biển số ngoại giao căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/TTLN Hướng dẫn việc điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao thông nước ngoài gây ra, sẽ được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính khi gây ra các vụ việc tai nạn giao thông đường bộ. Hay nói cách khác, xe mang biển số ngoại giao gây ra tai nạn giao thông sẽ không (được miễn) bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Xe biển số ngoại giao thì cần có những giấy tờ cơ bản gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư số 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, có quy định cụ thể về giấy tờ của chủ xe. Theo đó thì chủ xe được xác định là cơ quan và tổ chức thì cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ cơ bản sau trong quá trình tham gia giao thông đường bộ:
– Chủ xe được xác định là cơ quan tổ chức mang quốc tịch Việt Nam, thì theo quy định của pháp luật hiện nay, cần phải xuất trình thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân của người đến đăng ký xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Đối với trường hợp xe là tài sản của doanh nghiệp quân đội thì phải có
– Trong trường hợp chủ xe được xác định là cơ quan đại diện ngoại giao hoặc các cơ quan lãnh sự và các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cần phải xuất trình giấy giới thiệu của chủ thể có thẩm quyền đó là Cục lễ tân nhà nước hoặc Sở ngoại vụ, và phải xuất trình chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ còn giá trị sử dụng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của người đến đăng ký xe theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp chủ xe được xác định là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện hoặc doanh nghiệp nước ngoài chúng thầu trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các chủ thể được xác định là tổ chức phi chính phủ thì cần phải xuất trình căn cước công dân hoặc xuất trình chứng minh thư nhân dân, hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đến đăng ký xe.
3. Khi nào được xem là xe mang biển số ngoại giao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Thông tư số 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, có quy định về biển số xe. Theo đó đi biển số xe của các cơ quan tổ chức và cá nhân nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
– Biển số nền màu trắng, trên biển có thể hiện số màu đen, có seri ký hiệu viết tắt là “NG” màu đỏ cấp cho xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cấp cho các cơ quan lãnh sự và cấp cho nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao được cấp theo quy định pháp luật của cơ quan đó. Riêng biển số xe của chủ thể có thẩm quyền đó là Đại sứ và Tổng Lãnh sự có thứ tự đăng ký là số 01 và thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký;
– Biển số nền màu trắng, trên biển có thể hiện số màu đen, có seri ký hiệu viết tắt là “QT” màu đỏ cấp cho xe của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của tổ chức đó. Riêng biển số xe của những chủ thể được xác định là người đứng đầu cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc, biển số xe trường hợp này sẽ có thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ ký hiệu xe của tổ chức quốc tế đó và thứ tự đăng ký;
– Biển số nền màu trắng, trên biển có thể hiện chữ và số màu đen, có seri ký hiệu viết tắt là “CV” cấp cho xe của các nhân viên hành chính kỹ thuật mang chứng minh thư công vụ của các cơ quan đại diện ngoại giao, của các cơ quan lãnh sự, của các tổ chức quốc tế;
– Biển số nền màu trắng, trên biển có thể hiện chữ và số màu đen, có ký hiệu viết tắt là “NN” cấp cho xe của tổ chức, văn phòng đại diện, cá nhân nước ngoài.
Theo đó có thể nói, xe biển số ngoại giao là xe có biển số nền màu trắng, số màu đen, có seri ký hiệu viết tắt là “NG” màu đỏ cấp cho xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của cơ quan đó được coi là xe biển số ngoại giao. Đặc biệt, biển số xe của chủ thể có thẩm quyền đó là Đại sứ và Tổng Lãnh sự có thứ tự đăng ký là số 01 và thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư liên tịch 01/TTLN Hướng dẫn việc điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao thông nước ngoài gây ra;
– Thông tư số 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới.