Hiến pháp 2013 có quy định, mọi người bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. Vậy giáo viên xúc phạm nhân phẩm học sinh sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt đối với giáo viên xúc phạm nhân phẩm học sinh:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với giáo viên có hành vi xúc phạm nhân phẩm học sinh. Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về kỷ luật người học, có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, có hành vi xâm phạm thân thể của người học, hoặc có những hành vi vi phạm quy định về chính sách khác đối với người học. Theo đó thì giáo viên có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của học sinh sẽ bị phạt tiền với mức như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi xử lý kỷ luật người học không đúng với quy định của pháp luật, hoặc các đối tượng có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, có hành vi xâm phạm thân thể của người học nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm quy định về chính sách đối với người học;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là buộc hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật và khôi phục lại quyền học tập đối với học sinh, bắt buộc phải xin lỗi cải chính công khai đối với người bị xúc phạm danh dự nhân phẩm, người bị xâm phạm về thân thể đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự nhân phẩm hoặc người bị xâm hại về thân thể và người đại diện hợp pháp của học sinh là người chưa thành niên không có yêu cầu xin lỗi cải chính công khai.
Như vậy có thể nói, hành vi giáo viên xúc phạm nhân phẩm của học sinh có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Giáo viên có được xúc phạm nhân phẩm học sinh không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm và uy tín của các đối tượng trong xã hội. Cụ thể như sau:
– Danh dự nhân phẩm và uy tín của các cá nhân trong xã hội được xem là một vấn đề bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ một cách chặt chẽ nhất;
– Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án bác bỏ các thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự nhân phẩm và uy tín của mình trái quy định của pháp luật. Quá trình bảo vệ danh dự nhân phẩm và uy tín của các đối tượng trong xã hội có thể được thực hiện sau khi cá nhân đó chết theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của con chưa thành niên, trong trường hợp không có những người nêu trên thì có thể được bảo vệ theo yêu cầu của cha mẹ, trừ trường hợp pháp luật có liên quan có quy định khác;
– Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự nhân phẩm và uy tín của các cá nhân trong xã hội được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nào thì pháp luật bắt buộc sẽ phải gỡ bỏ và cải chính bằng phương tiện thông tin đại chúng đó để trả lại sự trong sạch cho người bị xúc phạm và bôi nhọ. Nếu thông tin này được cơ quan tổ chức và cá nhân cất giữ thì sẽ cần phải được hủy bỏ theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp không xác định được người đã đưa tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự nhân phẩm và uy tín của người bị xúc phạm thì người bị đưa tin hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng sự thật;
– Trong trường hợp các cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu và gây thiệt hại đến danh dự nhân phẩm và uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó theo như phân tích nêu trên, người bị ảnh hưởng còn có quyền yêu cầu người đưa ra những thông tin bắt buộc phải thực hiện hoạt động xin lỗi cải chính công khai và bồi thường thiệt hại nếu như có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 592 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do bị xúc phạm danh dự nhân phẩm. Theo đó thì thiệt hại do danh dự nhân phẩm và uy tín bị xâm phạm bao gồm các thiệt hại cơ bản sau:
– Chi phí hợp lý để hạn chế hoặc khắc phục hậu quả;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc thu nhập bị giảm sút;
– Thiệt hại khác do pháp luật quy định.
Theo đó thì có thể nói, danh dự và nhân phẩm của một cá nhân được xem là vấn đề bất khả xâm phạm, hiến pháp đã quy định rõ và được pháp luật bảo vệ một cách chặt chẽ. Một cá nhân sẽ bị xúc phạm danh dự nhân phẩm khi có thông tin sai sự thật về chính bản thân của họ. Giáo viên hiện nay theo quy định của pháp luật cũng không thể áp dụng hình thức xúc phạm danh dự nhân phẩm khi học sinh có hành vi sai trái.
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, có quy định về vấn đề khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh. Theo đó thì học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện và có khuyết điểm trong các phong trào thi đua, tùy thuộc vào từng mức độ vi phạm khác nhau mà giáo viên có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật khác nhau đối với học sinh như nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh có sự tiến bộ và cải thiện hơn, hoặc có thể thông báo với cha mẹ của học sinh nhằm mục đích phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục các khuyết điểm mà mình đang gặp phải. Giáo viên tuyệt đối không được phê bình học sinh trước lớp hoặc trước toàn thể nhà trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ của học sinh gây ảnh hưởng đến tâm lý.
Bên cạnh đó, Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học còn có quy định về vấn đề khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trung học. Theo đó thì học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện sẽ được giáo dục và các cậu hình thức xử lý kỷ luật cụ thể như sau:
– Nhắc nhở hoặc hỗ trợ, có hành vi giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm của mình;
– Khiển trách hoặc thông báo với cha mẹ học sinh nhằm mục đích tạo ra sự phối hợp giúp đỡ học sinh để khắc phục các sai lầm;
– Tạm dừng học ở trường có thời hạn hoặc thực hiện các biện pháp giáo dục phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó Bộ giáo dục và đạo.
Theo đó thì có thể nói, giáo viên không được phép xúc phạm danh dự nhân phẩm của học sinh dưới bất kỳ hình thức nào. Hành vi xúc phạm nhân phẩm của học sinh là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo như phân tích nêu trên hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Xúc phạm nhân phẩm của học sinh không phải là một trong những hình thức kỷ luật được pháp luật cho phép.
3. Giáo viên xúc phạm danh dự nhân phẩm của học sinh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi xúc phạm nhân phẩm của học sinh hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác căn cứ theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật hình sự năm 2015. Tội làm nhục người khác theo quy định của pháp luật được xem là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của người khác trái quy định của pháp luật. Những hình thức biểu hiện của hành vi này rất đa dạng và phong phú có thể là những lời nói mang tính chất sỉ nhục hoặc miệt thị, giáo viên có thể sử dụng lời nói hạ thấp danh dự và xúc phạm nhân phẩm của học sinh như chửi bới hoặc nhạo báng … thậm chí là có thể có những cử chỉ hoặc hành vi có tính chất bị ổi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của học sinh. Học sinh trong trường hợp này có thể bị xúc phạm nhân phẩm công khai trước mặt của người khác hoặc có thể bị xúc phạm gián tiếp thông qua một người bất kỳ. Giáo viên trong trường hợp này biết hành vi của mình là hành vi xúc phạm nhân phẩm của học sinh, hành vi của mình là hành vi vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện để đạt được mục đích đó. Mức phạt cao nhất đối với hành vi giáo viên xúc phạm nhân phẩm của học sinh trong trường hợp này là phạt tù lên đến 05 năm. khung hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
– Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).