Mức phạt tiết lộ hồ sơ bệnh án mà bệnh nhân không đồng ý
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có được phép công bố không?
Hồ sơ bệnh án được hiểu là tài liệu y học y tế và pháp lý được cấp cho người bệnh trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Các thông tin liên quan đến hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật hiện hành phải được tôn trọng quyền bí mật riêng tư, và cá nhân hành nghề khám chữa bệnh cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định liên quan đến thông tin về tình trạng sức khỏe đời tư của bệnh nhân ghi trong hồ sơ bệnh án, cụ thể:
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3
Đồng thời, khoản 4 Điều 59 của Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2017 Luật khám bệnh, chữa bệnh thì hồ sơ bệnh án sẽ được phép khai thác nếu người đứng đầu cơ sở khám bệnh chữa bệnh có quyết định cho phép khai thác trong một số trường hợp dưới đây:
– Thứ nhất, đối với những trường hợp đặc biệt như Sinh viên đang thực tập, nghiên cứu sinh, người đang hành nghề trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh được quyền mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để có thể tham khảo thông tin có thể đọc và sao chép phục vụ cho quá trình học tập nghiên cứu công tác chuyên môn kỹ thuật;
– Đối với đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế đang trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y tâm thần cũng là một trong những đối tượng được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để có thể đọc hoặc sao chép phục vụ cho quá trình làm việc và hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ được giao phó theo thẩm quyền cho phép;
– Đối với trường hợp các thông tin mà người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh muốn được biết thì có thể được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án được thực hiện theo quy định tại khoản 1 của Điều 11 của Luật này; Bệnh án của bệnh nhân chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý với mục đích hỗ trợ cho quá trình học tập, nghiên cứu, nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật cho phép hoặc được sử dụng để khai thác phục vụ cho mục đích là điều tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Mức phạt tiết lộ hồ sơ bệnh án mà bệnh nhân không đồng ý:
Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư liên quan đến thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án là quyền của công dân được pháp luật bảo vệ tuyệt đối. Chính vì vậy cá nhân đang hành nghề khám chữa bệnh hoặc bất kỳ một cá nhân nào tự ý xâm phạm đến quyền tôn trọng bí mật riêng tư của bệnh nhân thì sẽ bị xử phạt theo đúng quy định. Xét đến mức xử phạt thì hành vi tiết lộ hồ sơ bệnh án khi chưa nhận sự đồng ý các từ bệnh nhân sẽ được áp dụng theo hướng dẫn tại điểm c khoản 3 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền như sau:
Cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng khi thực hiện hành vi cố tình làm lộ tình trạng bệnh thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân này trừ trường hợp người bệnh đã đồng ý về vấn đề này và vì mục đích chính đáng đó là chia sẻ thông tin kinh nghiệm, để nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người đang khám chữa bệnh tại cơ sở này hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định. Với quy định nêu trên thì hành vi tự ý tiết lộ hồ sơ bệnh án không chính đáng khi chưa nhận được sự đồng ý từ bệnh nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng.
Lưu ý rằng: mức phạt tiền nêu trên sẽ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp nếu tổ chức vi phạm thì sẽ bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Cách thức để hạn chế xâm phạm quyền bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án của người bệnh:
– Xâm phạm đến quyền giữ bí mật thông tin sức khỏe của người bệnh hiện nay ngày càng diễn ra phổ biến và có tính chất ngày càng phức tạp hơn. Để hạn chế tối đa việc xâm phạm này thì cần đẩy mạnh hơn sự phát triển, đồng bộ trong toàn quốc về việc sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) và số hóa kho hồ sơ bệnh án. Đây là một trong những hướng giải quyết có tính thiết thực và việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử đó sẽ được thực hiện theo sự hướng dẫn của Bộ y tế và cách thức lưu trữ thông tin, ghi chép nội dung này sẽ hiển thị bằng phương tiện điện tử. Theo đó, đó mỗi người dân sẽ có một hồ sơ sức khỏe điện tử được theo dõi và lưu trữ trong suốt đời. Việc đưa hồ sơ bệnh án quản lý thông qua điện tử đem lại rất nhiều những lợi ích:
+ Thứ nhất, có thể khắc phục được những hạn chế của hồ sơ giấy: Việc sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử là một bước tiến trong tiến trình đơn giản hóa thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, giúp tiết kiệm thời gian của người bệnh cũng như các y, bác sĩ khi tiếp cận thông tin của người bênh, đồng thời cũng giành được nhiều thời gian tiến hành điều trị hiệu quả chất lượng hơn. Ngay từ trong giai đoạn tiếp nhận bệnh nhân nhân viên y tế cũng đơn giản hơn trong việc quét mã vạch trên thẻ bảo hiểm y tế để tìm phòng khám bệnh lý của bệnh nhân sao cho phù hợp, đặc biệt đến giai đoạn khám bệnh của các y bác sĩ cũng có thể dựa vào hồ sơ bệnh án điện tử để nắm được các thông tin bệnh sự của bệnh nhân cũng như các hình ảnh y tế kết quả xét nghiệm theo dõi quá trình chữa bệnh của người này.
+ Thứ hai, việc quản lý hồ sơ bệnh án điện tử có thể dễ dàng phát hiện khi có hành vi xâm phạm hồ sơ bệnh án của bệnh nhân bởi vì thông thường hồ sơ bệnh án sẽ có khả năng ghi với tất cả các giao dịch tương tác của người dùng trên phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm cả thời gian khi xem nhập mới chỉnh sửa khôi phục hủy bỏ các thông tin của hồ sơ bệnh án.
– Bản thân người bệnh cũng cần nâng cao thêm những kiến thức kỹ năng cơ bản để có thể kiểm soát nắm bắt được thông tin trong hồ sơ bệnh án của mình một cách dễ dàng. Nếu kịp thời nhận thấy thông tin của mình đang bị xâm phạm thì có thể đề ra hướng giải quyết kịp thời nhanh chóng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2017 Luật khám bệnh, chữa bệnh;
– Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.