Để có được hành trình lái xe an toàn, các chuyên gia đặt bên khác người lái nên đi giày dép sao cho phù hợp và giữ tinh thần luôn luôn trong trạng thái tỉnh táo. Vậy hành vi đi giày cao gót khi lái xe ô tô hoặc là xe máy có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Đi giày cao gót khi lái xe ô tô, xe máy có bị xử phạt không?
Trên thực tế, qua thống kê các vụ tai nạn giao thông liên hoàn xảy ra trên các cung đường cao tốc và trong các tuyến phố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản, đến tính mạng, thậm chí là sức khỏe của nhiều người, thì một trong những nguyên nhân rất đáng chú ý đó là người điều khiển phương tiện thường mang trang phục không phù hợp, mà đặc biệt đó là chủ điều khiển phương tiện thông thường sẽ sử dụng giày cao gót dẫn đến hiện tượng không làm chủ được phương tiện đó. Trước thực trạng đáng kinh hoàng, nhiều người đặt ra câu hỏi: Đi giày cao gót lái xe ô tô hoặc lái xe máy có bị xử phạt hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì chúng ta cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, và các hành vi bị nghiêm cấm đối với người điều khiển phương tiện ô tô và xe máy trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh hoặc xe gắn máy, bao gồm các hành vi cụ thể như sau:
– Đi xe dàn hàng ngang gây ảnh hưởng cho các phương tiện xung quanh;
– Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc đi xe vào phần đường dành cho các phương tiện khác;
– Sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị âm thanh trong quá trình lưu thông, trừ các thiết bị trợ thính;
– Sử dụng xe để kéo hoặc đẩy xe khác, sử dụng xe để kéo hoặc chở vật khác, mang vác vật công canh cản trở phương tiện giao thông qua lại;
– Buông hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh hoặc đi xe bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
– Có hành vi gây mất trật tự và an toàn giao thông trái quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, có thể kể đến một số hành vi cơ bản sau:
– Có hành vi phá hoại đường hoặc cầu, có hành vi phá hoại các đèn tín hiệu và biển báo hiệu, giải phân cách bảo hệ thống thoát nước trái quy định của pháp luật, phá hoại các công trình và thiết bị thuộc kết cấu hạ tầng của an toàn giao thông đường bộ;
– Có hành vi đào hoặc xẻ đường trái quy định của pháp luật, có hành vi để chướng ngại vật trái phép làm cản trở các phương tiện đi lại, hành vi lấn chiếm hoặc sử dụng trái phép lòng lề đường hoặc hành lang an toàn giao thông đường bộ, có hành vi tự tiện tháo/mở nắp cống vật di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch vị trí các công trình đường bộ khác;
– Sử dụng hè phố trái quy định của pháp luật;
– Có hành vi đưa xe cơ giới hoặc đưa các loại xe máy chuyên dùng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông trên đường bộ;
– Thay đổi tổng thành hoặc phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kĩ thuật khi xe thực hiện quá trình kiểm định tại cơ quan có thẩm quyền;
– Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tuy nhiên trong cơ thể có chứa chất mà túy hoặc có chứa nồng độ cồn vượt quá mức quy định;
– Đua xe hoặc cổ vũ đua xe hoặc tổ chức đua xe trái phép luật, có hành vi lặng lách đánh võng gây nguy hiểm cho các phương tiện xung quanh;
– Điều khiển phương tiện giao thông cơ giới không có giấy phép lái xe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ, bỏ trốn sau khi gây ra tai nạn để nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm với người bị hại, có điều kiện nhưng cố tình không cứu giúp người bị tai nạn giao thông;
– Xâm hại đến tính mạng và sức khỏe của người bị nạn hoặc người gây ra tai nạn, lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để làm mất trật tự hoặc cản trở việc xử lý tai nạn giao thông của các chủ thể có thẩm quyền;
– Có hành vi vi phạm quy tắc tham gia giao thông đường bộ khác trái quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, như nhiều người đã nhận định thì việc mang giày cao gót trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông, kể cả xe ô tô hoặc xe máy đều khiến cho người điều khiển phương tiện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với những người lái xe chưa thông thạo các thao tác thì rất khó để có thể xử lý tình huống kịp thời dẫn đến vô tai nạn giao thông bất ngờ xảy ra. Thậm chí nhiều người còn đưa ra quan điểm rằng việc mang giày cao gót là vật dụng có tiết diện nhỏ, có độ bám chân không tốt khiến cho việc cảm nhận lực tác động tới chân ga sẽ không hoàn toàn chính xác, từ đó dẫn tới nhiều tình huống xử lý không thể kịp thời, thậm chí là người điều khiển phương tiện có thể bị nhầm lẫn giữa chân ga và chân thắng.
Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hiện nay thì có thể nói, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi đi giày cao gót. Vì thế người lái xe đi giày cao gót sẽ không bị xử phạt với lỗi này. Tuy nhiên dựa trên tình hình thực tế tai nạn giao thông xảy ra và nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn giao thông đó, cơ quan chức năng hiện nay vẫn luôn luôn khuyến khích tài xế trong quá trình lái xe cần phải chuẩn bị một trang phục gọn gàng, hạn chế đi giày cao gót để tránh việc không phản ứng kịp đối với các tình huống bất ngờ. Chị em phụ nữ hiện nay có thể chuẩn bị một bộ trang phục thuận lợi hơn trong quá trình lái xe để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh.
2. Có nên đi giày cao gót khi lái xe ô tô, xe máy hay không?
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có quy định bắt buộc về việc trang phục của người điều khiển phương tiện giao thông, tuy nhiên cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn ra sức khuyến cáo không nên sử dụng giày cao gót để điều khiển phương tiện trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Đặc biệt với thiết kế của xe ô tô là một loại phương tiện điều khiển tốc độ bằng chân, chân phải của người điều khiển phương tiện ô tô phải phản ứng một cách linh hoạt, đối với những người mới lái xe và chưa quen xe thì rất dễ dàng bị nhầm lẫn. Những loại phương tiện này sẽ không phù hợp với việc người chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện đi giày cao gót để điều khiển phương tiện.
Bên cạnh đó, do tính chất gót cao và mũi nhọn nên rất có thể dẫn đến nguy cơ giày cao gót mắc lại ở thảm xe, và thậm tệ hơn là mắc kẹt ở trong chân phanh. Trong trường hợp đó thì dù tình huống nào xảy ra, nguy cơ tai nạn liên hoàn là cực kỳ cao. Đồng thời, giày cao gót còn tạo cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ một cảm giác không thoải mái trong quá trình lái xe. Vì trên thực tế, thì giày cao gót sẽ nâng cao chân so với bình thường, khiến cho người lái xe gặp khó khăn trong vấn đề tạo lực đọc lên phanh ga. Vì vậy dẫn đến tình huống xử lý không chính xác. Việc đi một đôi giày cao gót quá chật vật quá rộng cũng hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến cảm giác của lái xe. Nếu như một đôi giày quá rộng thì khi đạp phanh sẽ không tới hoặc dễ dàng bị tuột ra gây nguy hiểm cho người khác trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Nếu như một đôi giày quá chật và đế cao, quả cứng thì cũng hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến cảm giác, có thể dẫn đến hiện tượng tê chân hoặc thậm chí là mất cảm giác trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông. Ngoài ra các trang phục khác như quần áo quá chật hoặc tính màu, có hành vi đeo mũ lưỡi trai … hoặc những đồ dùng khác cũng khiến cho người điều khiển phương tiện giao thông không được cảm thấy thoải mái và mất tập trung, kéo theo đó là một loạt những hành vi vi phạm quy định của pháp luật và hậu quả tai nạn giao thông xảy ra vô cùng khó lường.
Trên thực tế, pháp luật về giao thông đường bộ tại nhiều quốc gia khác nhau đã có những quy định chặt chẽ về trang phục được phép sử dụng trong quá trình tham gia giao thông, và một trong những phụ kiện bị nghiêm cấm đối với người điều khiển phương tiện trong quá trình tham gia giao thông và đặc biệt là ô tô đó chính là giày cao gót. Tại Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, dựa trên tình hình thực tế, thiết nghĩ việc đi giày cao gót trong quá trình lái xe là một trong những yếu tố tìm ẩn nguy cơ gây ra nhiều vụ kinh hoàng giao thông bậc nhất. Vì vậy cần phải hạn chế hành vi này để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi điều kiện xe, không chỉ là xe ô tô mà còn cả xe máy, tài xế cần phải luôn luôn trong một bộ trang phục gọn gàng, cần phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng một đôi giày đế biệt vừa chân của mình và có cảm giác thật thoải mái trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông. Hãy lựa chọn một cách an toàn trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông thay vì thời trang, khi xuống xe thì bạn hoàn toàn có thể thay một đôi giày cao gót, thao tác này cũng không mất nhiều thời gian của bạn mà lại đảm bảo an toàn cho người khác.
3. Điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về điều kiện của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:
– Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng về độ tuổi theo quy định của pháp luật, phải đáp ứng về điều kiện sức khỏe căn cứ theo quy định tại Điều 60 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 và phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo thủ tục luật định. Đối với những người tập lái xe ô tô trong quá trình tham gia giao thông thì phải được thực hành trên xe tập lái và phải có giáo viên bảo trợ tay lái;
– Trong quá trình tham gia giao thông đường bộ thì người điều khiển phương tiện cần phải mang theo những giấy tờ cơ bản sau: Giấy đăng ký xe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, giấy phép lái xe đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với các loại xe cơ giới, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới đó.
Theo đó thì có thể nói, người điều khiển phương tiện giao thông cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên đây trong quá trình tham gia giao thông đường bộ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
–
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.