Cùi (cuống) vé xe khách là một trong những giấy tờ quan trọng của các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải xe khách. Vậy trong trường hợp làm mất cùi cuống vé xe khách sẽ bị xử phạt như thế nào ?
Mục lục bài viết
1. Cùi (cuống) vé xe khách là gì?
Cùi vé xe khách hay còn gọi là cuống vé xe khách là một trong những giấy tờ thể hiện việc giao dịch mua bán giữa người sử dụng dịch vụ vận tải bằng xe khách với người kinh doanh dịch vụ vận tải xe khách. Do đó cuống vé xe khách được coi là một loại hóa đơn, đây là một trong những giấy tờ quan trọng của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bởi nó sẽ là căn cứ để thực hiện việc hạch toán doanh thu và xác định chi phí hoạt động kinh doanh vận tải xe khách của doanh nghiệp. Hay có thể xem cuống vé xe khách là một công cụ làm việc của những nhân viên trong các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải xe khách.
Như vậy trường hợp làm mất cuống vé xe khách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới công ty kinh doanh dịch vụ vận tải xe khách. Nghiêm trọng hơn công ty kinh doanh dịch vụ vận tải có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu do việc làm mất quận vé xe khách dẫn đến ảnh hưởng tới việc kê khai hoạt động hoặc báo cáo tình hình kết quả hoạt động kinh doanh.
2. Làm mất cùi (cuống) vé xe khách bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP) trong đó quy định về hành vi làm mất hóa đơn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
Áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với trường hợp:
– Người có hành vi làm mất hóa đơn đã lập ngoại trừ liên đã giao cho khách hàng mua vé xe khách.
– Làm mất các hóa đơn đã lập sai hoặc xóa bỏ và người bán vé xe khách đã lập một hóa đơn khác để thay thế cho hóa đơn đã lập sai hoặc xóa bỏ này.
Áp dụng hình thức xử phạt tiền đối với một trong các hành vi dưới đây:
– Nếu có hành vi làm mất hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng trong quá trình sử dụng) và người bán đã thực hiện việc kê khai, nộp thuế và có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, chứng từ để chứng minh cho việc đã thực hiện việc mua bán hàng hóa dịch vụ đồng thời có thêm tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với trường hợp người mua làm mất hóa đơn thì cần phải tiến hành lập biên bản của người bán và người mua để ghi nhận sự việc này.
– Áp dụng mức xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi dưới đây:
+ Nếu chưa lập hóa đơn nhưng đã làm mất hóa đơn đã được phát hành hoặc mua từ cơ quan thuế
+ Người có hành vi làm mất hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng hóa đơn và người bán đã thực hiện việc kê khai nộp thuế có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc đã thực hiện việc mua bán vé xe khách và khách hàng đã sử dụng dịch vụ vận tải hành khách.
Cần lưu ý đối với trường hợp người mua làm mất hóa đơn thì phải tiến hành lập biên bản có chữ ký xác nhận của người mua và người bán trong đó ghi nhận sự việc này.
+ Người có hành vi làm mất hóa đơn nhưng chưa thực hiện việc kê khai thuế
Lưu ý: đối với trường hợp này các bên liên quan để lập biên bản ghi nhận sự việc
– Áp dụng hình thức xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu có hành vi làm mất hóa đơn đã lập hoặc đã kê khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ ngoại trừ các trường hợp nêu trên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP theo đó, trong trường hợp do lỗi của một bên thứ ba dẫn đến việc mất hóa đơn đã lập ra cho khách hàng mua vé và sử dụng dịch vụ vận tải hành khách trong quá trình sử dụng và người bán đã thực hiện việc kê khai nộp thuế và có đầy đủ các hồ sơ tài liệu chứng từ để chứng minh cho việc mua bán hàng hóa dịch vụ
Trong trường hợp bên thứ ba đã thực hiện giao dịch với người bán thì người bị xử phạt là người bán
Trường hợp bên thứ ba đã thực hiện giao dịch với người mua người bị xử phạt là người mua
Lưu ý: trong trường hợp này người mua hoặc người bán xe này tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc mất hóa đơn.
3. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt hành vi làm mất cùi (cuống) vé xe khách?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32, 33, 34 Nghị định 125/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi làm mất cùi (cuống) vé xe khách bao gồm:
– Công chức thuế đang thi hành công vụ
– Đội trưởng Đội Thuế
– Chi cục trưởng Chi cục Thuế
– Cục trưởng Cục Thuế
– Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ
– Chánh thanh tra Sở Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra Cục Thuế, Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
– Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
– Chánh thanh tra Bộ Tài chính
4. Người bán vé àm mất cùi (cuống) vé xe khách có phải bồi thường cho công ty không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 129
Trường hợp nếu người lao động làm mất các dụng cụ thiết bị hoặc tài sản của người sử dụng lao động hoặc những tài sản khác do người sử dụng lao động đã bàn giao thì người lao động sẽ có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường của tài sản đó hoặc theo nội quy lao động ở công ty.
Nếu trong
Nếu việc làm mất các tài sản thiết bị và dụng cụ của người sử dụng lao động phát từ nguyên nhân là thiên tai, địch họa, hỏa hoạn hoặc các dịch bệnh nguy hiểm khác hoặc là những sự kiện khách quan xảy ra mà người lao động không thể lường trước được cũng như không thể khắc phục được thiệt hại có thể xảy ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng có thể cho phép thì người lao động sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường trong trường hợp này.
Như vậy người bán vé xe khách làm mất cùi/cuống xe khách được xem là một trong những công cụ lao động mà người sử dụng lao động giao cho người lao động trong quá trình làm việc. Vì vậy nếu người lao động làm mất cùi cuống xe khách sẽ có nghĩa vụ bồi thường cho người sử dụng lao động theo quy định chỉ trừ trường hợp việc làm mất các tài sản thiết bị và dụng cụ của người sử dụng lao động phát từ nguyên nhân là thiên tai, dịch họa, hỏa hoạn hoặc các dịch bệnh nguy hiểm khác hoặc là những sự kiện khách quan xảy ra mà người lao động không thể lường trước được cũng như không thể khắc phục được thiệt hại có thể xảy ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng có thể cho phép thì người lao động thì người bán vé xe khách sẽ không phải bồi thường.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: