Mặc dù các cơ quan chức năng và các ngân hàng đã liên tục có cảnh báo, nhưng hiện tượng giả mạo tin nhắn ngân hàng để thu thập thông tin của khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản vẫn diễn ra vô cùng phức tạp. Vậy hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt khi mạo danh ngân hàng gửi tin nhắn lừa tiền:
Hiện nay, các thủ đoạn lừa đảo bằng công nghệ cao đang ngày càng có xu hướng phát triển và tăng lên. Thời gian vừa qua xuất hiện nhiều các tin nhắn giả mạo từ ngân hàng với nội dung thông báo về việc khách hàng đó đã đăng ký và kích hoạt dịch vụ tại ngân hàng tương ứng, sau đó yêu cầu người dân truy cập vào một được dẫn để cập nhật thông tin theo quy định của của ngân hàng. Có nhiều người “nhẹ dạ cả tin” nên đã mất toàn bộ số tiền trong tài khoản sau khi đăng nhập thông tin cá nhân vào đường dẫn được gửi. Sau khi mất tiền thì người dân mới biết rằng mình đã bị lừa bởi một đối tượng phạm tội. Một số ngân hàng hiện nay cũng đã gửi rất nhiều tin nhắn cảnh báo tới khách hàng của mình và khẩn trương áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn hành vi lừa đảo, tuy nhiên hành vi này vẫn đã và đang diễn ra. Mặc dù đã được truyền thông một cách rộng rãi tuy nhiên nhiều người vẫn bị “mắc bẫy” các đối tượng này. Những đối tượng lừa đảo có thể mạo danh tin nhắn từ nhiều ngân hàng khác nhau như ViettinBank, Vietcombank, TPbank … tin nhắn banking là dịch vụ tin nhắn hiển thị tên của các tổ chức doanh nghiệp để gửi đến thuê bao của người dùng. Tuy nhiên đã lợi dụng lỗ hổng của loại hình dịch vụ này nên các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã mạo danh một lần các tổ chức một doanh nghiệp để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của không ít người dùng trong thời gian vừa qua, gây bức xúc trong dư luận. Những tin nhắn lừa đảo thông thường sẽ chứa nội dung cảnh báo người dùng về tình trạng tài khoản của họ đang bị đăng nhập trái phép và họ cần phải lưu ý, và để kiểm tra tình trạng tài khoản của mình thì bắt buộc khách hàng cần phải đăng nhập vào một đường dẫn kèm theo tin nhắn đó. Sau khi thực hiện theo hướng dẫn này thì người dùng sẽ bị chiếm đoạt một phần hoặc chiếm đoạt toàn bộ số tiền có trong tài khoản ngân hàng đồng thời có thể bị mất quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng đó.
Để tránh “sập bẫy” của các đối tượng lừa đảo, người dùng hiện nay tuyệt đối không được cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản hoặc mật khẩu trong bất cứ trường hợp nào. Nếu như không may rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo thì người dùng cần phải ngay lập tức liên hệ với ngân hàng đang sử dụng một cách sớm nhất để được hỗ trợ. Hành vi mạo danh ngân hàng để gửi tin nhắn lừa tiền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 99 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dich điện tử (sau được sửa đổi tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trang thông tin điện tử. Theo đó thì các đối tượng có hành vi mạo danh ngân hàng gửi tin nhắn lừa tiền cho người dân có thể bị phạt tiền với mức phạt cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi đưa thông tin sai sự thật, có hành vi xuyên tạc vu khống, có hành vi xúc phạm đến uy tín danh dự nhân phẩm của các tổ chức và cá nhân trong xã hội;
– Đăng hoặc sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam tuy nhiên không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia hoặc thể hiện sai về chủ quyền quốc gia dân tộc;
– Quảng cáo hoặc tuyên truyền hoặc có hành vi mua bán hàng hóa dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật;
– Giả mạo các trang thông tin điện tử của các tổ chức và cá nhân khác;
– Đăng các tác phẩm báo chí hoặc văn học nghệ thuật mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc đã có quyết định tịch thu bởi cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy có thể nói, hành vi mạo danh ngân hàng gửi tin nhắn lừa tiền nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hoàn toàn có thể bị xử phạt với mức từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Mạo danh ngân hàng gửi tin nhắn lừa tiền bị truy cứu hình sự về tội gì?
Hành vi mạo danh ngân hàng gửi tin nhắn lừa tiền hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật hình sự năm 2015. Các đối tượng phạm tội thường sử dụng hành vi lừa dối nhầm mục đích chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Về mặt khách quan thì các đối tượng đó đã đưa ra những thông tin giả mạo dưới hình thức tin nhắn ngân hàng, khiến cho người dân tin đó là tin nhắn thật và nghe theo lời của chúng. Về mặt chủ quan thì người phạm tội biết đó là thông tin giả mạo và biết mình không phải là ngân hàng chính thống tuy nhiên mong muốn cho người dân tin đó là sự thật. Hành vi lừa dối trong trường hợp này được thực hiện thông qua hình thức văn bản mà cụ thể là tin nhắn điện thoại. Tuy nhiên để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng lừa đảo trong trường hợp này thì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó cần phải thỏa mãn thêm một số dấu hiệu cơ bản khác: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc các đối tượng này đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt nhưng nay vẫn tiếp tục vi phạm. Mức phạt cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn mạo danh ngân hàng gửi tin nhắn lừa tiền:
Để nâng cao cảnh giác và đảm bảo an toàn cho tài chính của bản thân thì khách hàng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây để tránh gặp phải trường hợp bị lừa thông qua thủ đoạn mạo danh ngân hàng dưới hình thức tin nhắn, cụ thể như sau:
– Luôn luôn đề cao cảnh giác và không chi cập vào bất cứ đường dẫn được gửi thông qua tin nhắn giả mạo;
– Không cung cấp thông tin đăng nhập tài khoản banking hoặc mật khẩu và mã tin nhắn, tuyệt đối không cung cấp số thẻ và những thông tin liên quan đến tài khoản cho bất cứ chủ thể nào, kể cả là những người giới thiệu nhân viên ngân hàng;
– Luôn luôn đăng nhập vào tài khoản ngân hàng thông qua các trang mạng chính thống, và tốt nhất là sẽ phải đăng nhập thông qua các ứng dụng chính thống, luôn luôn đăng nhập vào ứng dụng của ngân hàng hoặc các dịch vụ tài chính nếu như có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển khoản;
– Cần phải nâng cấp hệ thống điều hành để bảo vệ các lỗ hổng và đảm bảo các thiết bị truy cập vào các ứng dụng tài chính là thiết bị an toàn và không thể bị thay đổi quyền truy cập, người dân cũng cần phải nâng cao cảnh giác và kiểm tra xác minh thông tin trước khi sử dụng các dịch vụ tài chính trực tuyến. Nếu như phát hiện bất kỳ tin nhắn nào bất thường liên quan đến dịch vụ ngân hàng thì khách hàng cần phải liên hệ ngay lập tức đến số điện thoại chăm sóc khách hàng của ngân hàng đó để được hỗ trợ kịp thời.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dich điện tử;
– Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.