Hành vi ăn cắp là một hành vi phạm pháp luật, đặc biệt hành vi này diễn ra trong môi trường nhà trường thì lại càng nguy hiểm hơn. Vậy nếu học sinh ăn cắp trong nhà trường bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Học sinh ăn cắp trong nhà trường bị xử phạt như thế nào?
1.1. Xử phạt cảnh cáo:
Căn cứ mục III Thông tư 08/TT năm 1988 về khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông thì nếu học sinh có hành vi ăn cắp trong nhà trường sẽ chịu những hình thức kỷ luật đó là sẽ bị Hội đồng kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường, đây được xem là mắc khuyết điểm sai phạm lớn, dù chỉ là một lần, song có tác hại nghiêm trọng. Ngoài ra còn có thể chịu hình thức kỷ luật bị đuổi học một tuần lễ nếu:
+ Học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác;
+ Phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh.
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính:
Hành vi học sinh ăn cắp trong nhà trường có thể bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì mức phạt đối với hành vi này như sau:
– Hành vi trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
1.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Như vậy, tùy mức độ tính chất nguy hiểm của hành vi mà học sinh ăn cắp trong nhà trường còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173
– Tại khoản 1 Điều này quy định: Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ hoặc tài sản là di vật, cổ vật thì sẽ phải chịu một trong những hình phạt như:
+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
+ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
– Tại khoản 2 quy định: phạm tội nếu thuộc một trong các trường hợp như: phạm tội có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp; hoặc chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm hoặc Hành hung để tẩu thoát; hoặc Tài sản trộm cắp là bảo vật quốc gia; hoặc là hành vi tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Tại khoản 3 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp như chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
– Tại khoản 4 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp như Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
– Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi chưa thành niên. Đối với người chưa thành niên phạm tội thì pháp luật nước ta cũng có những quy định khoan hồng để nhằm mục đích chủ yếu là giáo dục họ bởi vì họ là những đối tượng chưa được phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, khả năng nhận thức đang còn hạn chế. Căn cứ Điều 12
2. Thẩm quyền xử phạt hành vi học sinh ăn cắp trong nhà trường:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
– Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 10/07/2017 – Bộ Luật hình sự
Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Thông tư 08/TT năm 1988 về khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông