Lôi kéo sử dụng ma túy là tội danh được quy định thành một điều khoản riêng nằm trong sự điều chỉnh của Bộ luật Hình sự hiện hành. Vậy lôi kéo phụ nữ có thai sử dụng ma túy có bị phạt tù không?
Mục lục bài viết
1. Lôi kéo phụ nữ có thai sử dụng ma túy có bị phạt tù không?
Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi tiến hành rủ rê, dụ dỗ hoặc xúi giục một cá nhân hoặc thông qua các thủ đoạn khác để nhằm khiêu gợi sự ham muốn của người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Hành vi này được coi là vi vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị xử lý hình sự. Căn cứ theo Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị xử phạt với mức như sau:
– Khung 1: Cá nhân nào thực hiện các hoạt động rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc thông qua các thủ đoạn khác nhau lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy sẽ bị áp dụng mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Quy định này sẽ không phân biệt các đối tượng nào bị lôi kéo, thường được áp dụng đối với các cá nhân đã đủ 18 tuổi;
– Khung 2: Căn cứ vào đối tượng bị tác động hoặc hành vi vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng thì hành vi phạm tội này có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Có thể kể đến một số trường hợp như sau:
+ Thực hiện hoạt động lôi kéo sử dụng ma túy có tổ chức sự chuyên nghiệp;
+ Đã từng có hành vi lôi kéo người khác sử dụng ma túy nhưng vẫn phạm tội lần 2 trở lên;
+ Hoặc có hành vi lôi kéo người khác sử dụng ma túy chỉ vì động cơ đê hèn hoặc vì tự lợi cá nhân mà thực hiện;
+ Thực hiện hành vi này đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
+ Phụ nữ mà biết đang có thai nhưng lại lôi kéo người này tham gia hành vi trái quy định đó là sử dụng trái phép chất ma túy;
+ Tiến hành lôi kéo với số người từ 2 trở lên hoặc những người đang trong quá trình tiến hành cai nghiện tự nguyện được cai nghiện bắt buộc;
+ Hành vi lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy mà gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe của người này tỷ lệ tổn thương được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền là 31% đến 60%;
+ Hành vi được đánh giá là tái phạm nguy hiểm. Theo đó, tái phạm nguy hiểm được hiểu là dạng đặc biệt của hành vi tái phạm thuộc một trong các trường hợp như người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trước đó do lỗi cố ý mặc dù chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới cũng là tổ chức nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng với nội cố ý;Hoặc người này đã từng bị kết án hai lần với bất kỳ tội danh nào mà trong lần kết án thứ hai đã bị áp dụng tình tiết tái phạm mà hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới do lỗi cố ý.
– Khung 3: Đối với việc lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy có thể còn bị áp dụng khung xử phạt lên tới 10 năm đến 15 năm:
+ Hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy làm tổn hại sức khỏe của người này và tỷ lệ được xác định tổn thương cơ thể là 61% trở lên thậm chí là gây hậu quả chết người;
+ Hậu quả của hành vi vi phạm làm gây ra bệnh nguy hiểm cho hai người trở lên hoặc người thực hiện hành vi tác động đến cá nhân có độ tuổi dưới 13 tuổi;
– Khung 4: Trên thực tế, nếu xét thấy trường hợp có hành vi vi phạm mà làm chết hai người trở lên thì mức phạt tù bị áp dụng đó là từ 15 năm đến 20 năm tù hoặc sẽ chịu mức phạt tù chung thân:
– Đồng thời người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Với quy định nêu trên nếu người nào biết phụ nữ đang có thai mà tiến hành lôi kéo người này sử dụng chất ma túy thì có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 100 triệu đồng tùy vào tính chất mức độ hành vi vi phạm.
2. Người dưới 16 tuổi lôi kéo phụ nữ có thai sử dụng ma túy có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một trong những yếu tố quan trọng cần được xem xét để cơ quan có thẩm quyền đưa ra hướng giải quyết đối với hành vi vi phạm. Theo đó, hành vi lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy cụ thể là lôi kéo người đang mang thai mà biết người này đang có thai nếu người thực hiện hành vi này chưa đủ 16 tuổi trở lên thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Căn cứ theo Điều 12 của Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung bởi năm 2017 thì tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy không nằm trong các trường hợp bị truy tố trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;
Chính vì vậy, cá nhân nào từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy và trong trường hợp này đã là người phụ nữ đang mang thai.
Lưu ý rằng: Nếu cá nhân là người dưới 16 tuổi nghiện ma túy rủ người nghiện ma túy khác sử dụng trái phép chất ma túy hoặc cùng đi mua chất ma túy này để sử dụng thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy mà tùy từng trường hợp cụ thể mà người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc tổ sử dụng trái phép chất ma túy.
3. Lôi kéo người khác sử dụng ma túy dẫn đến chết người thì có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 nếu có xảy ra thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm thì cá nhân dẫn đến hậu quả làm chết người do lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Cá nhân có hành vi gây thiệt hại về tính mạng của người khác sẽ phải bồi thường khoản chi phí hợp lý cho quá trình mai táng người này;
– Đối với trường hợp cá nhân là những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng thì khi người này mất đi người có hành vi làm xâm phạm đến tính mạng phải tiến hành cấp dưỡng thân của người bị xâm phạm về tính mạng;
– Ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại những khoản khác do luật quy định;
– Cá nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm bắt buộc phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Khoản 1 của Điều 59 của Bộ luật dân sự 2015. Ngoài ra, còn phải chuẩn bị một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thân thích, mà những cá nhân này được xác định là hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại; còn trong trường hợp nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại sẽ hưởng khoản tiền này.
Hiện nay, pháp luật cho phép các bên có thể tiến hành thỏa thuận với nhau về mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần còn trong trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở đã được quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.