Hoạt động niêm yết tài sản đấu giá là một trong những thủ tục cần phải thực hiện trong quá trình tổ chức phiên đấu giá tài sản để đảm bảo tính công khai và minh bạch. Vậy pháp luật quy định về việc xử phạt đối với hành vi không niêm yết tài sản đấu giá như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về xử phạt việc không niêm yết tài sản đấu giá:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về hoạt động niêm yết đấu giá tài sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật đấu giá tài sản năm 2023 thì có thể nói, hoạt động đấu giá tài sản được xem là một trong những hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia quá trình đấu giá theo nguyên tắc và thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật về đấu giá tài sản, tài sản được đưa vào hoạt động đấu giá được xác định là tài sản được phép giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật, và tổ chức đấu giá tài sản sẽ bao gồm trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và các doanh nghiệp có thẩm quyền thực hiện hoạt động đấu giá tài sản. Pháp luật hiện nay có quy định về việc phải thực hiện hoạt động niêm yết đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật và nếu như không thực hiện hoạt động này thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Không tiến hành hoạt động niêm yết hoặc không tiến hành hoạt động thông báo công khai về việc đấu giá tài sản, thay đổi nội dung đấu giá tài sản đã được niêm yết và thông báo công khai trước đó;
– Không tổ chức để người tham gia đấu giá được xem tài sản đấu giá hoặc mẫu tài sản đấu giá hoặc có thể xem các loại giấy tờ về quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản đấu giá, và các loại giấy tờ tài liệu khác liên quan đến tài sản đấu giá;
– Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia hoạt động đấu giá nhầm mục đích trục lợi cá nhân trái quy định của pháp luật;
– Cản trở hoặc gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong quá trình đăng ký và tham gia phiên đấu giá;
– Không ban hành quy chế của cuộc đấu giá cho từng cuộc đấu giá khác nhau;
– Cử người không phải là đấu giá viên tham gia quá trình điều hành phiên đấu giá trái quy định pháp luật;
– Cho các cá nhân và tổ chức khác tiến hành hoạt động đấu giá dưới danh nghĩa của tổ chức mình và sử dụng tiền đặt trước của những người tham gia hoạt động đấu giá và các khoản tiền khác có liên quan không đúng quy định của pháp luật;
– Thực hiện hoạt động đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá và một người trả giá không đúng quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động đấu giá theo thủ tục rút gọn không phù hợp với quy định của pháp luật;
– Lập biên bản ghi nhận người trúng đấu giá nhưng người đó không phải là người trả giá cao nhất trong trường hợp đấu giá theo hình thức trả giá lên, hoặc người chấp nhận giá trong trường hợp đấu giá theo hình thức đặt giá xuống.
Như vậy có thể nói, người nào có hành vi không niêm yết tài sản đấu giá trái quy định của pháp luật trong trường hợp bắt buộc phải niêm yết tài sản đấu giá thì sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng vào đây được xác định là hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản.
2. Quy định về niêm yết tài sản đấu giá:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về hoạt động niêm yết tài sản đấu giá. Mọi hành vi không tuân thủ quy định về niêm yết việc đấu giá tài sản sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các điều luật tương ứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật đấu giá tài sản năm 2023 có quy định về việc niêm yết việc đấu giá tài sản, cụ thể như sau:
– Các tổ chức đấu giá tài sản sẽ phải tiến hành hoạt động niêm yết việc đấu giá tài sản đó theo quy định của pháp luật. Đối với những loại tài sản được xác định là động sản theo quy định của pháp luật thì các tổ chức có thẩm quyền tổ chức đấu giá tài sản sẽ phải tiến hành hoạt động niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở chính của tổ chức đó hoặc nơi trưng bày tài sản và nơi tổ chức cuộc đấu giá trong khoảng thời gian ít nhất là 07 ngày làm việc trước khi mở cuộc đấu giá, còn đối với những loại tài sản được xác định là bất động sản theo quy định của pháp luật thì các tổ chức có thẩm quyền tiến hành hoạt động đấu giá tài sản sẽ phải thực hiện thủ tục niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình hoặc tại nơi tổ chức phiên đấu giá hoặc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá trong khoảng thời gian ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi mở cuộc đấu giá đó;
– Các thông tin chính phải tiến hành hoạt động niêm yết trong quá trình đấu giá tài sản bao gồm: Tên và địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản, thông tin của người có tài sản đấu giá … và các thông tin khác phù hợp với quy định của pháp luật về đấu giá tài sản;
– Tổ chức có thẩm quyền tiến hành hoạt động đấu giá tài sản sẽ cần phải có trách nhiệm lưu giữ tài liệu và hình ảnh về việc đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật trong hồ sơ đấu giá. Trong trường hợp tổ chức đấu giá tài sản đã tiến hành thủ tục niêm yết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá thì tổ chức có thẩm quyền đấu giá tài sản sẽ cần phải lưu giữ hình ảnh và tài liệu liên quan đến việc niêm yết hoặc lập văn bản có xác nhận về việc niêm yết có chữ ký của chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Ngoài việc niêm yết theo như phân tích nêu trên thì tổ chức có thẩm quyền thực hiện hoạt động đấu giá tài sản sẽ phải thực hiện thủ tục thông báo công khai về việc đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá phù hợp với yêu cầu của người có tài sản đấu giá.
Như vậy có thể nói, việc niêm yết tài sản đấu giá được quy định khác nhau tùy trường hợp tài sản đấu giá là động sản hay bất động sản theo phân tích nêu trên.
3. Người tham gia đấu giá được quyền xem tài sản đấu giá ngay sau khi niêm yết hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Luật đấu giá tài sản năm 2023 có quy định về việc xem tài sản đấu giá. Theo đó thì kể từ ngày niêm yết về việc đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật cho đến ngày mở cuộc đấu giá tài sản thì các tổ chức có thẩm quyền thực hiện hoạt động đấu giá tài sản sẽ phải tổ chức các buổi xem cho người tham gia đấu giá được trực tiếp tận mắt xem tài sản đấu giá vào xem mẫu vật đấu giá trong khoảng thời gian ít nhất là 02 ngày liên tục. trên tài sản hoặc trên mẫu vật tham gia đấu giá phải ghi rõ tên của người có tài sản đấu giá và thông tin của tài sản đó. Kể từ ngày niêm yết về việc đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật cho đến ngày mở cuộc đấu giá, thi đối với tài sản đấu giá được xác định là quyền tài sản hoặc tài sản phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tổ chức đấu giá tài sản sẽ phải tổ chức cho người tham gia đấu giá được trực tiếp xem các loại giấy tờ về quyền sở hữu và các loại giấy tờ về quyền sử dụng tài sản đó cùng với các loại tài liệu chứng từ khác có liên quan trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 02 ngày.
Như vậy có thể nói, người tham gia đấu giá sẽ được trực tiếp xem tài sản đấu giá trong khoảng thời gian theo như phân tích nêu trên. Vì vậy cho nên ngay sau khi hoàn tất thủ tục niêm yết về việc đấu giá tài sản thì người tham gia đấu giá sẽ có quyền xem tài sản đấu giá đó theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tiến hành hoạt động đấu giá tài sản rất là có trách nhiệm tổ chức cho người tham gia đấu giá xem các tài sản đấu giá đó phù hợp với pháp luật về đấu giá.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu giá tài sản năm 2023;
– Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.