Hành vi khi tham gia giao thông sử dụng rượu bia đã và đang là vấn đề rất nhức nhối trong xã hội ngày nay. Trường hợp công dân đi bộ, đi xe đạp khi đã sử dụng rượu bia có bị xử phạt không? Bài viết dưới đây sẽ giải quyết vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1. Đi bộ, đi xe đạp khi đã sử dụng rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật:
Căn cứ khoản 8 Điều 8 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH 2023 Luật giao thông đường bộ quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giao thông đường bộ là người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Bên cạnh đó, theo khoản 17 và khoản 19 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH 2023 Luật giao thông đường bộ quy định phương tiện giao thông bao gồm:
– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
– Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (bao gồm xe đạp, xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự).
Như vậy, có thể thấy xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, nếu người đi xe đạp có nồng độ cồn khi tham gia giao thông thì đó là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Còn trường hợp đi bộ không thuộc trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông nên sẽ không bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn. Bởi hiện nay quy định của pháp luật chưa quy định xử phạt người đi bộ tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia.
2. Đi bộ, đi xe đạp khi đã sử dụng rượu bia có bị xử phạt?
Như phân tích tại mục 1, hành vi công dân đi xe đạp khi đã sử dụng rượu bia có nồng độ cồn là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Cụ thể:
– Hành vi điều khiển xe trên đường màu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đông.
– Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng.
– Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng.
Như vậy, người đi xe đạp khi tham gia giao thông mà có sử dụng rượu, bia thì sẽ tùy vào mức nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở để xác định mức xử phạt hành chính. Mức xử phạt hành chính thấp nhất sẽ là 80.000 đồng và mức xử phạt hành chính cao nhất sẽ là 600.000 đồng.
3. Quy trình xử phạt đối với hành vi đi xe đạp có nồng độ cồn:
– Yêu cầu dừng xe và thông báo lỗi:
Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ được ra hiệu lệnh dừng xe. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu như còi, gậy chỉ huy giao thông hoặc các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.
– Cảnh sát giao thông thực hiện chào hỏi:
Cảnh sát giao thông phải tiến hành chào hỏi theo Điều lệnh Công an nhân dân.
Hoặc thực hiện chào bằng lời nói như “Chào ông, bà, anh, chị…Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.
– Thực hiện kiểm tra các giấy tờ:
Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định
– Tiến hành xử phạt vi phạm giao thông:
Khi tiến hành kiểm tra giấy tờ xong, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả cũng như hành vi vi phạm giao thông, các biện pháp xử lý.
Sau đó sẽ phải nói lời “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… đã hợp tác với lực lượng Cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.
Theo quy định của Luật giao thông, hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm:
– Hình thức xử phạt không lập biên bản.
– Hình thức xử phạt lập biên bản.
4. Mẫu biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông:
CƠ QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/BB-VPHC |
|
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt *
Hôm nay, hồi …… giờ …… phút, ngày ……/ …../…, tại…
Căn cứ………
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: ……… Chức vụ:……………
Họ và tên: ………… Chức vụ: …………..
Cơ quan:……………..
2. Với sự chứng kiến của:
a) Họ và tên: ……………. Nghề nghiệp:…………
Nơi ở hiện nay:……………
b) Họ và tên: ………… Nghề nghiệp:………………
Nơi ở hiện nay:…………….
c) Họ và tên: …………… Chức vụ:…………
Cơ quan:…………….
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên>: ……………. Giới tính:…………
Ngày, tháng, năm sinh: ……./ ……./ …………. Quốc tịch:…………..
Nghề nghiệp:……………
Nơi ở hiện tại:…………….
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……..; ngày cấp: …./ …./ …..; nơi cấp:……………
Hạng xe được phép điều khiển ghi trong GPLX(5):…………..
<1. Tên tổ chức vi phạm>: …………….
Địa chỉ trụ sở chính: ………………
Mã số doanh nghiệp: ……………
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …………….
Ngày cấp: ………../ ……/ …………; nơi cấp:…………….
Người đại diện theo pháp luật : …………. Giới tính:………
Chức danh:……………..
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính: …………….
3. Quy định tại ……………..
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại : …………….
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm : …….
10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy tờ có liên quan | Số lượng | Tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
12. Trong thời hạn ……..ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà) (13) ………. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi đến ông (bà) (14) ………. để thực hiện quyền giải trình.
Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt lúc….giờ ……, ngày …../ …../…. tại …………… để giải quyết vụ việc vi phạm.
Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày …../ …../…, gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu tên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) ……………. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
Lý do ông (bà)….cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản: ………….
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN
| NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
| NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
|
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH 2023 Luật giao thông đường bộ.
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.