Nhiều người điều khiển phương tiện chủ quan đã cho người khác ngồi trên nóc xe, khiến nhiều người lo sợ về sự an toàn đến tính mạng và sức khỏe của những người đó, đặc biệt là trẻ em. Vậy hành vi để người ngồi trên nóc xe ô tô đang chạy bị phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Để người ngồi trên nóc xe ô tô đang chạy bị phạt thế nào?
Hành vi để người ngồi trên nóc xe ô tô đang chạy có rất nhiều nguy hiểm không thể lường trước được. Để đảm bảo về an toàn sức khỏe, và thậm chí là tính mạng của con người trong quá trình tham gia giao thông, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã quy định những điều luật nghiêm cấm hành vi cho phép người ngồi trên nóc xe ô tô trong quá trình lưu thông trên đường bộ. Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và các loại hàng hóa có chứa chất độc hại, vận chuyển hàng dễ cháy nổ hoặc các loại động thực vật hoang dã, vận chuyển hàng hóa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các hành khách trên xe chở hành khách;
– Chở người trên mui xe hoặc nóc xe, trong khoang chở hành lý của phương tiện chở khách;
– Hành hung hành khách dưới bất kỳ hình thức nào nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định căn cứ theo quy định tại Điều 65 của Luật giao thông đường bộ năm 2019;
– Điều khiển phương tiện tham gia kinh doanh vận tải hành khách có gắn các thiết bị giám sát hành trình của xe tuy nhiên các thiết bị đó không hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc sử dụng các biện pháp kĩ thuật, sử dụng trang thiết bị ngoại vi, sử dụng các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của các thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;
– Điều khiển xe chở hành khách liên vận quốc tế không có hoặc không gắn ký hiệu để phân biệt giữa các quốc gia với nhau, phù hiệu liên vận theo quy định của pháp luật hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Đón/trả hành khách trên đường cao tốc trái quy định của pháp luật;
– Điều khiển các phương tiện chở hành khách không có hoặc không gắn biển hiệu theo quy định của pháp luật hoặc có gắn những biển hiệu đó đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng biển hiệu không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định mức xử phạt đối với người có hành vi ngồi trên nóc xe khi xe đang lưu thông. Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của …, có quy định về mức xử phạt đối với hành khách đi xe có hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau: Có hành vi không chấp hành hướng dẫn của lái xe và không chấp hành hướng dẫn của nhân viên phục vụ trên xe về các quy định để đảm bảo an toàn trật tự giao thông đường bộ, gây mất trật tự trên xe dưới bất kỳ hình thức nào;
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau: Mang các loại hóa chất độc hại hoặc dễ cháy nổ và các hàng hóa nguy hiểm khác cấm lưu thông trên xe khách, đu hoặc bám vào xe, có hành vi đứng hoặc ngồi hoặc nằm trên mui xe, ngồi trên nóc xe hoặc trong trong các khoang chở hành lý, tự ý mở cửa xe hoặc có các hành vi khác không đảm bảo an toàn trong quá trình xe đang chạy;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi đe dọa xâm hại đến sức khỏe của người khác hoặc lái xe hoặc nhân viên phục vụ trên xe khách.
Như vậy theo phân tích nêu trên thì có thể nói, người nào có hành vi để cho người ngồi trên nóc xe ô tô đang chạy thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Và người có hành vi ngồi trên nóc xe ô tô đó cũng sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi để người ngồi trên nóc xe ô tô đang chạy:
Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về hình thức xử phạt bổ sung đối với người có hành vi để cho người khác ngồi trên nóc xe ô tô đang chạy. Theo đó, căn cứ theo khoản 8 của Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), ngoài mức phạt tiền theo như phân tích nêu trên, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi để cho người khác ngồi trên nóc xe ô tô đang chạy còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4; điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 7 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 6, điểm b khoản 7 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu biển hiệu đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Như vậy có thể nói, ngoài mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên, thì người điều khiển phương tiện có hành vi để cho người khác ngồi trên nóc xe ô tô đang chạy còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi để người ngồi trên nóc xe ô tô đang chạy:
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về thẩm quyền xử phạt của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường sắt.
Thứ hai, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, và phạt tiền đến 37.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường sắt.
Thứ ba, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, và phạt tiền lên đến 75.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường sắt.
Như vậy theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, chủ phương tiện có hành vi để cho người khác ngồi trên nóc xe ô tô đang chạy sẽ bị phạt tiền tối đa lên đến 5.000.000 đồng, vì vậy thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.