Hiện nay nhiều người có hành vi sản xuất, lắp ráp các phương tiện giao thông trái quy định của pháp luật, không đảm bảo an toàn trong quá trình các phương tiện này tham gia giao thông đường bộ. Vậy mức phạt đối với hành vi sản xuất và lắp ráp trái phép phương tiện giao thông được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân, bao tiền từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức thực hiện hành vi bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là những loại biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc những biển số đó không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép giao dịch;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức khi thực hiện hành vi sản xuất biển số xe trái phép khi không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hành vi sản xuất và lắp ráp trái phép các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
– Ngoài việc bị phạt tiền theo như phân tích nêu trên thì các tổ chức và cá nhân khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật nêu trên còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu biển số giao dịch trái phép và tịch thu các phương tiện sản xuất lắp ráp trái phép;
– Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt nêu trên thì các cá nhân hoặc tổ chức khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, người nào có hành vi sản xuất và lắp ráp trái phép phương tiện giao thông đường bộ thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với những chủ thể được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức. Ngoài việc bị phạt tiền thì các đối tượng này còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu các phương tiện sản xuất và lắp ráp trái phép đó.
2. Mức phạt hành vi điều khiển phương tiện sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông:
Theo như phân tích nêu trên thì hành vi sản xuất và lắp ráp trái phép các phương tiện giao thông được xác định là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo như các điều luật tương ứng. Hành vi điều khiển các phương tiện sản xuất và lắp ráp trái quy định của pháp luật vào lưu thông trên đường bộ cũng được coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Pháp luật hiện nay quy định về mức xử phạt đối với hành vi điều khiển các phương tiện sản xuất và lắp ráp trái quy định của pháp luật trong quá trình tham gia giao thông đường bộ như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về mức xử phạt đối với những đối tượng được xác định là người điều khiển các phương tiện ô tô và các loại phương tiện khác tương tự như xe ô tô có hành vi vi phạm quy định về điều kiện của các phương tiện trong quá trình tham gia giao thông đường bộ như sau:
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với các chủ thể điều khiển phương tiện thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Có hành vi điều khiển xe đăng ký tạm hoặc điều khiển xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi và quá thời hạn cho phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng để tham gia giao thông đường bộ đối với những loại xe có quy định về niên hạn sử dụng;
– Điều khiển các loại xe sản xuất và lắp ráp trái quy định của pháp luật để tham gia giao thông đường bộ, trong đó bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông đường bộ;
– Điều khiển các loại xe gắn biển số không đúng và không khớp với giấy đăng ký xe và gắn biển số không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
– Sử dụng các loại giấy tờ đăng ký xe và các loại giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc các loại giấy tờ này bị tẩy xóa trái quy định của pháp luật, sử dụng các loại giấy tờ đăng ký xe không đúng với số khung và số máy của phương tiện đó;
– Điều khiển các loại phương tiện không có giấy chứng nhận hoặc không có tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có các loại giấy tờ đó nhưng đã hết thời hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên.
Thứ hai, căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về mức xử phạt đối với những đối tượng được xác định là người điều khiển xe mô tô và xe gắn máy cùng với các loại xe tương tự xe gắn máy khác thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về vấn đề điều khiển các phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau: Điều khiển phương tiện không có giấy đăng ký xe theo quy định của pháp luật hoặc sử dụng các loại giấy đăng ký xe đã hết thời hạn sử dụng, sử dụng các loại giấy tờ đăng ký xe bị tàn phá trái quy định của pháp luật hoặc sử dụng các loại giấy tờ đăng ký xe không đúng với số khung và số máy của phương tiện đó hoặc các loại giấy tờ đó không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, điều khiển các loại phương tiện không gắn biển số hoặc gắn biển số không đúng với các loại giấy tờ đăng ký xe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc gắn biển số không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau: Điều khiển các loại phương tiện đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi và quá thời hạn cho phép, điều khiển các loại phương tiện sản xuất hoặc lắp ráp trái quy định của pháp luật để tham gia giao thông đường bộ.
3. Cách thức nộp phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, các tổ chức và cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông nói chung và có hành vi sản xuất lắp ráp trái phép phương tiện giao thông đường bộ nói riêng trong quá trình nộp phạt, có thể thực hiện một trong những hình thức cơ bản sau đây:
– Nộp tiền trực tiếp tại kho bạc nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Chuyển khoản vào tài khoản của kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của các ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
– Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Như vậy có thể nói, các cá nhân và tổ chức vi phạm giao thông có thể nộp tiền xử phạt theo một trong những cách thức trên đây.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.