Đánh bạc là một tệ nạn trong xã hội, theo đó hành vi xúi giục, lôi kéo người khác đánh bạc cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Xúi giục, lôi kéo người khác chơi bài có bị xử phạt không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1. Xúi giục, lôi kéo người khác chơi bài là hành vi vi phạm pháp luật:
Đánh bạc theo quy định pháp luật được hiểu là hành vi được thực hiện dưới bất các hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật, không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Tiền hoặc hiện vật được dùng để đánh bạc bao gồm:
– Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc.
– Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
– Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Theo quy định trên, đánh bạc là hành vi bị pháp luật Việt Nam cấm thực hiện. Do đó, người nào có hành vi lôi kéo người khác tham gia đánh bạc cũng là hành vi vi phạm.
Hành vi rủ rê, xúi giục người khác tham gia đánh bạc cũng là một trong những biểu hiện cụ thể của hành vi tổ chức đánh bạc. Theo quy định, hành vi tổ chức đánh bạc được hiểu là hành vi rủ rê, lôi kéo của một người hoặc một nhóm người, sợ sự dày công sắp xếp cũng như chuẩn bị các công cụ, phương tiện để cho hành vi đánh bạc diễn ra một cách thuận lợi nhằm mục đích có thu lợi bất chính.
2. Xúi giục, lôi kéo người khác chơi bài có bị xử phạt không?
Như phân tích tại mục 1, hành vi xúi giục, lôi kéo người khác chơi bài là hành vi vi phạm. Do đó sẽ tùy vào từng tính chất hành vi phải chịu chế tài xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ khoản 4 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định:
– Hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép sẽ bị xử phạt mức phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Thứ hai, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc theo Điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
– Khung 1: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc, tổng số tiền, hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên. Hoặc thực hiện tổ chức 2 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá từ 5 triệu đồng trở lên.
+ Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình cùng một lúc cho 10 người đánh bạc trở lên, tổng số tiền, hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên.
Hoặc số lượng 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên.
+ Tổng số tiền, hiện vật trong cùng 01 lần đánh bạc có giá trị 20 triệu đồng.
+ Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc.
+ Có sự lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc.
+ Có sự sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc.
+ Trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại Điều này hoặc hành vi đánh bạc; hoặc đã bị kết án về tội Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc Tội đánh bạc theo Điều 321.
– Khung 2: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Thực hiện hành vi có tính chất chuyên nghiệp.
+ Có thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.
+ Thực hiện hành vi phạm tội thông qua sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Ngoài ra, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật còn bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng; hoặc sẽ bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Phân tích tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc:
Tổ chức đánh bạc là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào.
Gá bạc là chứa việc đánh bạc để thu tiền.
Dấu hiệu pháp lý của tội phạm như sau:
* Khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm vào trật tự an toàn công cộng. Đánh bạc là một tệ nạn xã hội kéo dài và đã tồn tại rất lâu, từ việc đánh bạc có thể dẫn đến nhiều hành vi trái pháp luật khác như trộm cắp để lấy tiền chơi bạc,… vô tình chung việc này đã tạo tiền đề cho các “con bạc”, gây ảnh hưởng xấu đến an toàn, trật tự công cộng.
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Tội phạm được thể hiện ở hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép, bao gồm các hành vi cụ thể:
+ Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc, tổng số tiền, hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên. Hoặc thực hiện tổ chức 2 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá từ 5 triệu đồng trở lên.
+ Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình cùng một lúc cho 10 người đánh bạc trở lên, tổng số tiền, hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên.
Hoặc số lượng 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên.
+ Thực hiện hành vi có tính chất chuyên nghiệp.
+ Có thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.
+ Thực hiện hành vi phạm tội thông qua sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử.
+ Tái phạm nguy hiểm.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
– Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, nhằm thắng và thu bằng tiền hoặc những lợi ích vật chất khác.
* Chủ thể của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
4. Tố cáo hành vi tổ chức đánh bạc ở đâu?
Hành vi tổ chức đánh bạc là hành vi vi phạm pháp luật, do đó khi phát hiện hành vi, trách nhiệm của người dân là phải tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Nhanh nhất, người dân có thể đến báo trực tiếp cho Cơ quan công an xã, phường, thị trấn.
Hoặc nếu thuận lợi, có cơ hội thì có thể chụp ảnh, quay video làm bằng chứng, sau đó làm đơn tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền. Theo đó, nội dung đơn tố cáo phải có đầy đủ các nội dung cơ bản sau đây:
– Thông tin cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn và giải quyết tố cáo: cụ thể là Cơ quan công an xã, phường, thị trấn.
– Thông tin của người tố cáo gồm họ và tên; ngày tháng năm sinh; số căn cước công dân; hộ khẩu thường trú; số điện thoại;…
– Trình bày thông tin của người bị tố cáo (nếu có thông tin).
– Trình bày sự việc, địa điểm cụ thể của tổ chức đánh bạc đó.
– Lời cam đoan và cuối cùng ghi rõ họ và tên; ký.
Trường hợp không muốn trình diện nộp đơn lên cơ quan chức năng, người phát hiện tổ chức đánh bạc sẽ gọi điện trình báo qua đường dây sau:
– Số điện thoại của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi phát hiện tổ chức đánh bạc. Ví dụ một số địa bàn tỉnh như:
Cơ quan An ninh điều tra, Bộ công an thạnh TP Hồ Chí Minh: 069.333.6310
Công an thành phố Hà Nội: 069.219.6242/069.219.6764
Công an thành phố Đà Nẵng: 069.426.0254
Công an thành phố Hải Phòng: 069.278.5874
Công an thành phố Cần Thơ: 0693 672 214
– Đường dây nóng của Bộ công an: 0692326555.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.