Khi thành lập cơ sở nuôi trồng thủy sản thì cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định. Vậy xử phạt vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản:
1.1. Điều kiện về cơ sở nuôi trồng thủy sản:
Điều 38 Luật Thủy sản 2017 quy định về điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản, Điều này quy định những cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ đúng những quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
– Có cơ sở vật chất, có những trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
– Đáp ứng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
– Đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
– Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo các điều kiện sau:
– Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ đúng những quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
– Có cơ sở vật chất, có các trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
– Đáp ứng đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
– Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải lập dự án nuôi trồng thủy sản và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản.
1.2. Xử phạt khi không tuân thủ về điều kiện nuôi trồng thủy sản:
Điều 17 Nghi định 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản quy định về xử phạt vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản, Điều này quy định xử phạt vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản như sau:
– Đối với cá nhân:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân mà có hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân mà có hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân mà có hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật. Biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi này là buộc phải di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản.
– Đối với tổ chức:
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức mà có hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức mà có hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức mà có hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định. Biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi này là buộc phải di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản.
2. Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản:
Căn cứ Nghi định 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, những người sau đây có thẩm quyền xử phạt vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản:
– Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản: có thẩm quyền xử phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: có thẩm quyền xử phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: có thẩm quyền xử phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
– Trưởng Công an cấp huyện: có thẩm quyền xử phạt tiền đến 25.000.000 đồng.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh: có thẩm quyền xử phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
– Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản: có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản: có thẩm quyền xử phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
– Chi cục trưởng Chi cục thủy sản có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản: có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản: có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản: có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: có thẩm quyền phạt tiền đến 250.000.000 đồng.
– Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: có thẩm quyền phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng.
3. Quy trình xử phạt vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản:
Quy trình xử phạt vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản được thực hiện như sau:
Bước 1: lập biên bản vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản:
– Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Trưởng Công an cấp huyện.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh.
– Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản.
– Chi cục trưởng Chi cục thủy sản có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản.
Bước 2: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản
– Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản là:
+ 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản (thời hạn ra quyết định trong 07 ngày không áp dụng đối với trường hợp yêu cầu giải trình hoặc xác minh)
+ 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản nếu vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt.
+ 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản nếu vụ việc mà tổ chức/cá nhân bị lập biên bản có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan.
+ 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản nếu vụ việc thuộc trường hợp có yêu cầu giải trình hoặc có yêu cầu phải xác minh (thông thường từ đối tượng bị lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản) các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp, cần phải có thêm về khoảng thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ.
– Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản đã nêu ở mục trên thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản trong thời hạn vừa nêu.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thủy sản 2017;
– Nghi định 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.